Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Những lời khuyên sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng lập trình

Có rất nhiều bài viết có thể dạy cho bạn các kỹ năng cần thiết để trở thành một lập trình viên tốt, nhưng tôi đã nhìn thấy nó chỉ cung cấp cho bạn một vài bài học để bạn có thể thử và tự rút kinh nghiệm.

Trong bài viết này, tôi cũng sẽ chia sẻ với bạn một số thói quen của riêng tôi và những kỹ năng mà tôi đã đạt được trong những năm qua để giúp tôi làm việc tốt hơn. Thay vì trình bày cho bạn những công cụ và những mẹo vặt khi code, hầu hết các lời khuyên của tôi trong bài này là làm thế nào để làm mình có thể suy nghĩ nhanh hơn, cùng với một vài lời khuyên để tránh những sai lầm tốn nhiều thời gian.

1. Có thực mới vực được đạo!

Tại sao rất nhiều người lập trình thường hay “khoe khoang” về việc họ dành nhiều thời gian để làm việc mà đúng ra thời gian đó họ phải đi ngủ? Tại sao người ta thường cho rằng các lập trình viên chỉ ăn đồ ăn vặt và uống các thức uống có đường? Ai nghĩ rằng bạn sẽ đúng khi bỏ bê sức khỏe của bạn để làm những gì bạn yêu thích?

Bất cứ ai nghiêm túc về làm việc tốt trong công nghệ phần mềm (hoặc trong bất kỳ nghề nghiệp nào khác) cũng sẽ nghiêm túc về vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân. Như ông Ken Robinson thường nói, người ta thường dành quá nhiều thời gian để “sống trong đầu của họ”, và như vậy họ thường có xu hướng đánh giá thấp và ít sử dụng cơ thể của họ trong suốt cuộc đời của họ. Trong trường hợp của chúng ta- các lập trình viên – thường có xu hướng đánh giá thấp vấn đề hiệu suất mà cơ thể chúng ta mang lại. Lập trình là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự tập trung và năng lượng, và như vậy thì rõ ràng là nhiều hiệu suất của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu bạn thường xuyên mất ngủ hoặc suy dinh dưỡng.

Có một lịch ngủ phù hợp với 8 giờ ngủ mỗi đêm là rất quan trọng cho việc duy trì sự tỉnh táo và khả năng suy nghĩ nhanh chóng của bạn. Nó cũng có thể cung cấp cho bạn một sức chịu đựng đáng kinh ngạc và bạn sẽ thấy mình không thể hy sinh giấc ngủ cho bất kỳ lý do nào khác. Ngoài ra, mất ngủ thường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung và thức khuya để hoàn thành một cái gì đó thường chậm và khó hơn rất nhiều so với việc thức dậy sớm để làm điều đó.

Ngoài ngủ tốt, ăn với một chế độ ăn uống bổ dưỡng cũng giúp sẽ cho bạn có một tâm trạng tốt và cung cấp cho bạn năng lượng khi bạn cần phải giải quyết những vấn đề lớn. Nếu bạn thực sự muốn làm việc chăm chỉ, thì bạn sẽ cần ăn uống đầy đủ để cung cấp nhiên liệu bạn chứ không phải là tập trung vào các thức ăn nhanh. Ăn sáng thường được trích dẫn là bữa ăn quan trọng nhất bởi vì nó kích hoạt sự trao đổi chất của bạn, do đó nó đem lại cho bạn rất nhiều năng lượng để giải quyết trong cả ngày hôm đó. Tôi có xu hướng xem việc ăn uống của tôi là một điều rất…“thiêng liêng”, nghĩa là tôi không bao giờ bỏ qua nó trừ khi tôi có một lý do nào đó tốt hơn. Khi bạn đang làm việc rất hăng say, bạn thường sẽ không biết rằng mình đang đói, vì vậy điều quan trọng là có một cách thức gì đó để bạn không vô tình bỏ đói chính mình.

Cá nhân tôi uống rất nhiều nước trong khi làm việc, và tôi cũng không chắc chắn về loại nào mang lại hiệu suất cho tôi, nhưng tôi biết chắc chắn rằng hầu hết các lập trình đều có ít nhất một chai nước khi họ làm việc. Tôi thích uống nước hơn bất kỳ loại thức uống nào khác vì tôi có thể uống bao nhiêu tùy thích mà không cần phải lo lắng gì về những tác dụng phụ trong đó.

Lợi ích của việc ăn và ngủ tốt là nó làm giảm sự phụ thuộc của bạn vào một số đồ uống hoặc đồ ăn nhẹ mà vẫn có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng. Nếu bạn thấy mình cần nhiều năng lượng hơn, thì chắc chắn thức uống năng lượng không phải là một lựa chọn tốt, vì nó có nhiều tác dụng tiêu cực hơn lợi ích mà nó mang lại. Rất nhiều người thường uống cà phê, nhưng cũng có những cách khác để có được nhiều năng lượng hơn, chẳng hạn như có một thời gian nhỏ để nghỉ ngơi….

2. Hãy nghĩ giải lao định kỳ, và bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn

Bất cứ khi nào tôi nói với mọi người rằng thời gian nghĩ giải lao là rất tốt và nó sẽ giúp cho họ làm việc có hiệu quả hơn thì tôi chưa bao giờ bị bác bỏ về ý kiến này khi tôi nói với các lập trình viên. Mọi người thường suy nghĩ về năng suất của họ tương ứng theo thời gian, và họ thường sẽ lập kế hoạch về thời gian của họ với các giả định sai lầm rằng họ luôn luôn làm việc có hiệu quả. Ngoài thời gian, bạn cũng cần phải suy nghĩ về năng lượng để bạn có thể làm việc hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn có thể học cách quản lý năng lượng của bạn, bạn sẽ có thể làm được nhiều việc hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Các bước đầu tiên hướng tới việc hiểu rõ hơn về mức độ năng lượng của bạn chính là nghỉ ngơi. Phần lớn nó cũng giống như là một runner bị yếu đi sau khi chạy không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian, mức năng lượng và mức tập trung của bạn cũng sẽ giảm rất nhanh nếu như bạn làm việc không ngừng nghỉ. Tôi thường ép mình phải nghỉ khoảng 15 phút sau mỗi 90 phút làm việc. Nghĩ giải lao có nhiều ảnh hưởng trên cơ thể cũng như trên tâm lý của riêng bạn. Ví dụ, tôi thường cảm thấy mình tập trung nhiều năng lượng hơn vào công việc bởi vì tôi biết rằng một chút nữa thôi là tôi có thể nghĩ xả hơi và có thể nạp đầy năng lượng trở lại.

Bởi vì tập trung là một phần quan trọng trong quá trình lập trình, tôi thường dùng báo thức để cho tôi biết lúc này là lúc để nghỉ ngơi và thời gian này là thời gian để làm việc. Bạn sẽ rất dễ quên mất thời gian trong khi làm việc, và việc báo thức cũng giải phóng tôi khỏi những căng thẳng khi liên tục kiểm tra đồng hồ. Tuy nhiên, nghĩ giải lao cũng có những hạn chế khi bạn nghĩ rằng bạn không thể làm việc hiệu quả trong thời gian này cũng như nó sẽ cắt đứt sự tập trung, những sáng tạo của bạn khi đang suy nghĩ rất tích cực mà đồng hồ lại reo lên là…đã đến giờ nghĩ giải lao. Nhưng, tôi thấy rằng việc trì hoãn hoặc bỏ qua thời gian nghĩ giải lao thường không phải là một ý tưởng tốt bởi vì bạn sẽ thấy bạn rất tùy tiện và không đạt hiệu quả vì mức năng lượng của bạn sẽ tiếp tục giảm. Sẽ tốt hơn nếu bạn dành một chút thời gian để nạp lại năng lượng và sau đó giải quyết nhiệm vụ với một năng lượng mới sau giờ nghỉ.

Dưới đây là một vài quy tắc cho một thời gian nghĩ giải lao có hiệu quả. Đầu tiên, rời khỏi máy tính và đi dạo xung quanh một chút, tập trung đôi mắt của bạn để nhìn vào các đối tượng ở xa. Có thể đi ra ngoài và tắm nắng, hoặc tìm một số cầu thang để leo lên. Làm bất cứ điều gì để đánh thức cơ thể của bạn dậy sau một thời gian dài ngồi code. Tiếp theo, bạn phải ngăn chặn mình ra khỏi những suy nghĩ về công việc. Nghĩ giải lao là thời gian để bạn phục hồi, và cách tốt nhất để làm điều đó là chỉ thư giãn và để tâm trí của bạn nghỉ ngơi. Nếu tâm trí của bạn vẫn chạy đua với công việc, thì điều này cũng giống như một người chạy bộ đang lãng phí thời giờ nghỉ của họ bằng cách chạy tại chỗ. Tôi đã gặp một vài người chỉ không giỏi lắm trong việc thư giãn, và họ là một số trong những người thường xuyên bị stress nhất mà tôi biết.

Một số người lại sợ thư giãn, vì họ sợ rằng họ sẽ gặp rắc rối khi trở lại vào các rãnh của việc tập trung cao, nhưng điều đó thường không xảy ra trừ khi bạn rất mệt. Phần tiếp theo với nhiều lời khuyên sẽ giúp có thể tập trung trở lại sau khi nghỉ ngơi.

3. Học cách làm thế nào để cơ thể sẵn sàng làm việc trở lại

Nếu phần trên là về thư giãn, thì phần này là phần bạn quay trở lại với công việc. Nó sẽ có ích nếu bạn tưởng tượng mình là một vận động viên và sắp bắt đầu một trận đấu lớn. Tập trung sự mạnh mẽ, hít thở sâu thường giúp tôi đánh thức bản thân mình trở lại như thể tôi đã thu thập sức mạnh của mình để đón lấy một cái gì đó nặng nề. Tôi cũng có xu hướng hay bồn chồn rất nhiều trong khi làm việc, như nhịp đôi chân của mình, và thường thì đó là một thói quen vô thức thì lại có những lúc tôi thực hiện một vài động tác mạnh mẽ để đánh thức bản thân mình lên.

Tôi cũng có xu hướng lắng nghe rất nhiều nhạc nhẹ trong khi làm việc. Bạn có thể lựa chọn những bài mà bạn thích nhất hay những bài trong game mà bạn đang làm. Hầu như toàn bộ thư viện nhạc của tôi toàn là những bài vui vẻ, nhưng tôi cũng có một danh sách gọi là “vui vẻ” mà tôi đặc biệt sử dụng khi tôi cần một cái gì đó để tăng độ tập trung. Tôi thấy rằng nó giúp tôi tập trung làm việc nhiều hơn với âm nhạc mà tôi đã nghe hàng ngàn lần. Bất cứ khi nào tôi nghe các bài hát mới hoặc các radio online, tôi thường cảm thấy mình bị phân tâm bởi có quá nhiều thứ mới tôi cần nghe.

Một điều quan trọng cần tránh đó chính là làm việc “đa nhiệm”. Dù bạn đang xem một cuộc nói chuyện hoặc ăn một bánh sandwich vừa viết code, nếu bạn đang làm bất cứ điều gì khác trong khi làm việc, thì điều này chỉ đơn giản là làm giảm sự tập trung của bạn. Nhiều người có thể nghĩ rằng điều này cũng đáng giá, nhưng tôi thấy làm việc với độ tập trung thấp là khá khó chịu đối với tôi. Bất cứ khi nào tôi làm việc mà lại bị phân tâm, tôi không thể làm việc với năng suất mà tôi đặt ra và tôi có thể thấy rằng nó làm tôi tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành một cái gì đó trong khi tôi thường làm điều đó chỉ trong một vài phút.

Tất cả các kỹ thuật này chỉ thực sự có hiệu quả nếu bạn nghĩ ngơi định kỳ. Nếu không, bạn sẽ chỉ đốt cháy chính mình một cách nhanh chóng và bắt đầu hoạt động kém hiệu quả. Một điều cũng đáng chú ý là bạn không nên vội vã lao vào công việc của bạn. Vội vã sẽ chỉ làm tăng tính luộm thuộm và phán đoán kém, trong khi điều đơn giản chỉ là bảo đảm đầu óc của bạn đang hoạt động 100% cho công việc.

4. Đừng làm việc nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày

Lời khuyên đặc biệt này có vẻ gượng ép nhưng lại là một cái gì đó mà tôi tin rằng nó khá hữu ích. Khi bạn ép buộc mình làm việc chỉ một số giờ nhất định mỗi ngày, bạn sẽ thực sự thấy rằng mình hoàn thành công việc nhiều hơn mỗi ngày. Khi bạn không có một giới hạn về thời gian làm việc trong ngày của bạn, bạn thường sẽ giảm bớt nhiệt huyết bởi bạn nghĩ rằng bạn có thể về muộn hoặc thức khuya một chút để hoàn thành. Nhưng một khi bạn nhận ra rằng bạn đang ở nơi làm việc chỉ trong một vài giờ quý giá mỗi ngày, thì bạn sẽ thấy mình làm việc chăm chỉ hơn và ngăn chặn những thời gian lãng phí. Nếu bạn cần lý do là tại sao bạn vẫn cảm thấy mình phải làm việc sau khi đã làm việc 8 giờ mỗi ngày, thì vấn đề thực sự là kỹ năng lập kế hoạch kém với ước lượng thời gian không phù hợp.

5. Dừng lại và suy nghĩ về những gì bạn đang làm

Tôi nhắc đến điều này là bởi vì tôi thấy quá nhiều sinh viên mắc sai lầm này trong các cuộc phỏng vấn giả. Một trong những cách dễ nhất để lãng phí thời gian của bạn chính là nhảy thẳng vào một vấn đề mà không cần suy nghĩ mọi chuyện. Ý tưởng đầu tiên của bạn về cách để giải quyết một vấn đề rất có thể sẽ không phải là ý tưởng “tốt nhất”. Một nhà phát triển tốt sẽ biết cách làm thế nào để biết và so sánh các giải pháp khác nhau để chọn những giải pháp phù hợp nhất với tình hình hiện tại. Một nhà phát triển có kinh nghiệm cũng sẽ thường suy nghĩ tích cực hơn như “có cách nào đó tốt hơn không nhỉ?” để tránh những trường hợp tùy tiện giải quyết và mắc các hậu quả sau này.

Có rất nhiều sáng tạo có thể tính đến khi bạn nghĩ cách giải quyết vấn đề như “Cách nào dể nhất?” Hay “cách căn bản nhất của việc này là gì?” Bạn cũng có thể suy nghĩ về những rủi ro của một giải pháp nào đó. Ví dụ, bạn có thể sử dụng một framework mới để giải quyết một vấn đề, nhưng ai biết được bạn sẽ gặp những vấn đề mới khi sử dụng những framework mới?

Một giải pháp mà thường bị bỏ qua là …. không làm gì cả. Đặc biệt là nếu nó xảy ra vào buổi tối, hãy đi ngủ, và ngày hôm sau, các giải pháp sẽ “sáng” như mặt trời buổi sáng. Và nhiều lúc các vấn đề bạn đang suy nghĩ chỉ đơn giản là không có giá trị nỗ lực khi nó được giải quyết. Đôi khi bạn có thể giấu các vấn đề ở dưới “tấm thảm”, như là hướng sự chú ý của người sử dụng vào chổ khác, hoặc làm cho các lỗi này có vẻ giống như một tính năng nào đó…. Tìm những giải pháp sáng tạo như thế đòi hỏi rằng bạn luôn luôn biết các vấn đề thực tế là gì, có ảnh hưởng nhiều hay không…. Ví dụ, nếu code của bạn làm game chậm, vấn đề thực sự sẽ là “người sử dụng thường không kiên nhẫn với vấn đề này”, và điều quan trọng là phải nhớ rằng tối ưu hóa code chỉ là một trong rất nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề này.

6. Viết các tài liệu hướng dẫn hay ghi chú trong code

Một phần lý do là tại sao các lập trình viên thường có xu hướng ghét viết các tài liệu hướng dẫn là bởi vì chúng ta thường không thích bị ép buộc phải làm những điều mà chúng ta nghĩ là không cần thiết. Tôi có xu hướng xem các hướng dẫn như là một công cụ để giao tiếp chủ yếu, có nghĩa là khi tôi viết các comment, nhiệm vụ của tôi là để đảm bảo rằng bất cứ ai đọc nó (cho dù đó là một thành viên trong nhóm, một nhân viên trong tương lai, hoặc chính bản thân mình) có thể hiểu được đoạn code mà nó mô tả. Khi người ta cưỡng lại việc viết tài liệu hướng dẫn, họ thường nói rằng điều này không cần thiết bởi vì: (1) code đã quá rõ ràng, (2) tất cả mọi người trong nhóm đã hiểu được nó, hoặc (3) không đời nào mà họ quên là code đó để làm gì.

Bởi vì nó rất dễ tạo ra các giả định xấu (chẳng hạn như những người đã nêu ở trên), cá nhân tôi muốn giảm bớt sự rủi ro bằng cách viết các tài liệu hướng dẫn. Ví dụ, thay vì tự hỏi “Có phải mọi người đã hiểu được điều này?”, Tôi sẽ tự hỏi “Cách để mọi người sẽ không bao giờ bị nhầm lẫn khi nhìn vào là gì?” đó là lý do mà tôi thường viết ít nhất một cái gì đó trong code của mình.

Hãy đưa code của bạn cho một ai đó và xem sự bối rối của họ khi đang cố gắng để hiểu được nó, vì vậy những hướng dẫn được viết rất rõ ràng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Nó cũng giúp ít rất nhiều khi bạn cần phải tìm và sửa lỗi trong các code.

7. Tập viết các ghi chú cho bản thân cũng như những ý tưởng

Nếu mục đích của tài liệu hướng dẫn là giúp mọi người giao tiếp với nhau, thì mục đích của việc viết các ghi chú cho chính mình là để giúp bạn làm việc có tổ chức. Đôi khi bạn chỉ muốn nhắc nhở mình về một cái gì đó, hoặc có thể bạn đang sử dụng các ghi chú như là một cách để phân loại ra những ý tưởng của riêng bạn. Không giống như các tài liệu hướng dẫn, ghi chú là vấn đề của mỗi cá nhân. Và cũng bởi vì như thế, điều quan trọng là thử nghiệm với các công cụ và kỹ thuật khác nhau của ghi chú để bạn có thể tìm ra phương pháp làm việc tốt nhất cho bạn. Tôi có xu hướng sử dụng các công cụ khác nhau cho những thứ khác nhau. Ví dụ, nếu tôi đang duy trì một danh sách các việc cần làm, tôi sử dụng các tập tin văn bản đơn giản. Nếu tôi muốn viết ra một lời nhắc nhở, tôi sử dụng các ứng dụng như Google Keep để nó tự động nhắc nhở tôi ở thời điểm thích hợp. Và nếu tôi muốn ghi chép vào một cái gì đó đặc biệt phức tạp, tôi thường quay về với bút và giấy để tôi có thể tự do diễn đạt.

Một người lập trình tốt cũng nên biết bộ nhớ của riêng mình là có giới hạn, và họ sẽ chỉ cảm nhận được nó đang giảm dần khi họ bắt đầu già đi. Điều tồi tệ nhất về việc quên một ý tưởng là bạn không thể phát hiện ra ra khi nó đã biến mất, và vì vậy những ghi chú sẽ đảm bảo rằng các ý tưởng đó sẽ không bị lãng quên khi bạn gặp căng thẳng. Như Jesse Schell đã viết trong The Art of Game Design:

“Khi bạn suy nghĩ ra một ý tưởng quan trọng, và bạn không viết nó ra, nó sẽ bùng nổ và chiếm không gian và năng lực tinh thần của bạn, bởi vì tâm trí của bạn nhận ra nó quan trọng và không muốn quên đi những ý tưởng quan trọng đó . Một cái gì đó kỳ diệu sẽ xảy ra khi bạn ghi lại nó – nó giống như là tâm trí của bạn không cảm thấy là cần phải suy nghĩ nhiều hơn ý tưởng này. Tôi thấy nó làm cho tâm trí của tôi cảm thấy trống trãi và rộng mở, trái ngược với lộn xộn và chật chội. ”

Tôi thấy rằng notebook là tốt nhất để ghi lại những ý tưởng, bởi vì đôi khi nó sẽ dễ dàng hơn để giải thích ý tưởng với các bản vẽ. Tất nhiên, như với bất kỳ hệ thống ghi chú cá nhân nào khác, sẽ tốt nếu bạn thử nghiệm với một số công cụ khác nhau để ghi lại những ý tưởng cũng như để bạn có thể tìm thấy những gì là tốt nhất với bạn.

8. Biết khi nào nên “đi tắt”

Tôi thường nghe nói rằng các lập trình viên giỏi nhất là những con người ….”lười biếng” nhất. Lười biếng ở đây là trong vấn đề viết code. Nếu có một thư viện của bên thứ ba mà có thể giúp bạn thực hiện một số tính năng mà bạn đang tìm kiếm, có lẽ bạn nên cho nó một cơ hội là dùng thử nó. Đôi khi nó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Biết khi nào phải có một “lối đi tắt” và khi nào không là một kỹ năng khá khó khăn. Nó đòi hỏi rằng bạn đã nắm vững về mục tiêu chính của bạn hiện tại là gì, và những gì bạn sẽ làm. Ví dụ, nếu bạn chỉ muốn xem các tính năng là một ý tưởng tốt hay không, thì bạn sẽ muốn thực hiện những điều này càng nhanh càng tốt để bạn có thể trả lời câu hỏi đó một cách nhanh chóng trước khi thực hiện tính năng hoàn hảo. Điều này xảy ra rất nhiều trong thiết kế trò chơi, khi đôi khi bạn phải lập đi lập lại quá trìn thiết kế một vấn đề nhưng bạn lại không muốn lãng phí thời gian  quá nhiều vào đó bởi vì nó có thể bị loại bỏ trong phiên bản kế tiếp.

9. Biết khi nào nên “làm sạch” code của bạn

Làm việc với bộ code lộn xộn, vô tổ chức cũng giống như bạn cố gắng sống trong một căn nhà lộn xộn và bừa bộn. Điều quan trọng là phải nhớ rằng sự lộn xộn thường là kết quả tự nhiên trong quá trình lập trình. Nhưng không giống như cách bạn muốn dọn dẹp nhà bếp sau khi nấu ăn, bạn phải tinh chỉnh code của bạn sau khi bạn đã hoàn thành được nhiều tính năng hoạt động tốt.

Ngoài tất cả những lợi ích về hiệu năng và không còn bị vướng bởi sự lộn xộn của các code, thường xuyên cấu trúc lại code có thể có những tác dụng phụ khá hữu ích. Thông qua hành động đọc lại và tổ chức lại code, nó sẽ giúp bạn làm quen nhiều hơn với code cơ bản, bạn cũng có thể cấu trúc lại các bộ phận của nó để nó trở nên dể hiểu hơn, sau đó là dễ nhớ hơn. Điều này cũng vô cùng hữu ích để bạn có thể gỡ lỗi, bởi vì nếu bạn có thể ghi nhớ mọi thứ và tất cả những gì nó có, thì có nhiều khả năng là bạn sẽ giải quyết lỗi một cách nhanh chóng và dể dàng.

Sẽ tốt hơn nếu bạn biết khi nào, chổ nào là không cần phải cấu trúc lại code. Cá nhân tôi thích cấu trúc lại code chỉ khi sự hỗn độn tạo ra một vấn đề, hoặc khi tôi biết nó sẽ đem lại cho tôi một vấn đề trong tương lai gần. Vì vậy, khi tôi vừa viết xong một class khá khó hiểu, tôi nghĩ rằng sẽ rất mất thời gian nếu tái cấu trúc lại nó đặc biệt là khi nó là một class cô lập với phần còn lại của chương trình và vì thế tôi thường là cấu trúc lại sau khi viết xong. Ngoài ra, khi tôi bắt đầu một dự án, tôi sẽ chỉ viết code mà chủ yếu là làm cho nó hoạt động đúng, sau đó tôi sẽ quay trở lại nếu có thời gian và cố gắng để cấu trúc nó lại cho hợp lý. Bạn cũng có thể tìm hiểu các cách thức để test như: unit tests, acceptance tests, functional tests. Sau đó bạn chỉ cần cho máy tính làm những việc lặt vặt ấy.

10. Cố gắng để trở trở thành một người gở lỗi tốt

Một kỹ năng duy nhất mà có tác động lớn về khả năng lập trình của bạn đó chính là gỡ lỗi. Mọi người đều có cảm giác căm ghét các lỗi (hoặc một loạt các lỗi) khi mà nó cứ đeo bám họ trong nhiều giờ. Có rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến cách bạn giải quyết các lỗi, như bạn có bao nhiêu kinh nghiệm, khả năng giử bình tĩnh của bạn khi những nổ lực lại không thành công, và bạn hiểu như thế nào về các công nghệ mà bạn đang làm việc với nó….

Kinh nghiệm có thể giúp được cho bạn rất nhiều bởi vì nó sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra lỗi hơn khi mà trước đây bạn đã từng thấy lỗi này. Tôi thật may mắn khi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc gở lỗi vì tôi từng là một trợ lý giảng dạy cho những người dạy lập trình. Khi bạn đang ở trong một phòng máy tính và được bao quanh bởi các sinh viên, những người cần giúp đỡ để tìm ra các lỗi, bạn sẽ bắt đầu phát triển một quá trình khá bài bản trong việc săn lùng các lỗi một cách nhanh chóng.

Một mẹo có thể giúp giảm bớt thời gian gỡ lỗi là xây dựng và test trong các bước nhỏ như tôi đã đề cập trước.  Sẽ tốt hơn nếu bạn sửa chữa một lỗi trong khi nó vẫn “còn nhỏ” và ít có ảnh hưởng hơn là khi hệ thống đã được xây dựng xung quanh nó bởi nó sẽ rất khó tìm và cũng rất khó để sửa.

11. Học cách dự đoán các lỗi trước khi chúng xuất hiện

Khi tôi thực hiện một cái gì đó, tôi thường lưu ý về tất cả mọi thứ mà nó có thể đi sai với hệ thống và nếu nó đi sai thì lỗi đó sẽ như thế nào. Ví dụ, tôi thường bảo đảm rằng giá trị được truyền vào hàm sẽ là giá trị chấp nhận được, và tôi dành thời gian để tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu truyền sai các tham số. Sau đó, khi một lỗi xuất hiện giống như một trong những dự đoán trước đây của tôi, tôi sẽ ngay lập tức biết được chổ nào đang gây ra lỗi.

Hầu như tất cả các lập trình viên có thói quen tự hỏi bản thân những câu hỏi như “Điều gì sẽ xảy ra nếu điều này là nguyên nhân?”… Sự khác biệt ở đây là tôi chỉ suy nghĩ xa hơn về những tác động của code khi nó thực hiện sai. Tất nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải có một sự hiểu biết mạnh mẽ về hệ thống mà bạn đang thực hiện và các công nghệ mà bạn đang làm việc.

Kết luận

Vậy, điều gì làm bạn nghĩ rằng nó sẽ làm cho bạn trở thành một lập trình viên tốt? Bạn có thói quen kỳ lạ giúp nào để giúp bạn làm việc tốt hơn? bạn không đồng ý với điều gì trong bài này? Nếu vậy, xin vui lòng để lại các ý kiến vào bên dưới đây!

Cảm ơn bạn đọc.

Theo gamestudio.vn

 Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn

đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON

  HotLine: 0972 800 931 or 0938 838 404  Ms Duyên

 

Related Articles

Chat Zalo