
Có nhiều con đường đi đến thành công trong lĩnh vực CNTT, những cách không phải là duy nhất mà bạn phải làm theo. Càng làm lâu trong nghề, bạn sẽ tự đúc kết kinh nghiệm quý giá cho riêng mình. Hy vọng, bài viết sẽ mang lại ít nhiều kinh nghiệm cho bạn dù bạn làm nghề nào trong lĩnh vực IT
Nhiệt tình, hăng say với công việc
Bí quyết thành công của Mark Zuckerberg – ông chủ Facebook đó là “Làm những gì mình thích“. Sao bạn không học hỏi kinh nghiệm này? Mỗi ngày đi làm, đối mặt với những rắc rối trong công việc mà bạn chẳng hứng thú gì thì sẽ có 1 ngày bạn từ bỏ công việc đó. Sự đam mê, hăng say là chìa khóa đầu tiên để bạn mở cánh cửa thành công. Hãy tự hỏi, mình có yêu thích công việc này không? Nếu muốn sống lâu, buồn vui cùng nghề thì bạn nên “xây đắp” tình cảm với nghề ngay từ bây giờ
Làm chủ sự nghiệp vĩ đại của chính mình
2 năm đầu là nhân viên bình thường, 2 năm sau lên phó, 3 năm nữa lên trưởng hay 10 năm hoặc nhiều hơn mở công ty riêng… đại khái là vậy
Muốn thành công, bạn nên có kế hoạch riêng cho mình. Và muốn thực hiện được, bạn nên thường xuyên rèn luyện kỹ năng, thích nghi với môi trường làm việc và cập nhật các xu hướng mới trong ngành nghề. Đương nhiên, kế hoạch đề ra nên phù hợp với năng lực bản thân và thực tế. Kế hoạch trở thành khi bạn quyết tâm thực hiện. Cố lên!
Linh hoạt
Chúng ta là con người không phải là máy móc, chúng ta có đầu óc và phong cách làm việc linh hoạt, con người chúng ta hơn cái máy là ở chỗ đó. Không dư thừa nói ra điều này, nhiều bạn trẻ ngày nay làm việc như cái máy, có lẽ do thói quen học vẹt từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc do sợ thất bại, làm việc trong khuôn khổ sẽ an toàn hơn, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm… Linh hoạt là khi bạn cần phải nắm vững các công nghệ mới , luôn cập nhật phương thức làm việc mới. Chịu khó tìm tòi, học hỏi và trải nghiệm, đừng sợ thất bại. Kỹ năng và kinh nghiệm càng được nâng cao thì bạn càng được đề bạt vị trí cao trong công việc
Chăm học hỏi, khám phá cái mới
Công nghệ luôn tiến về phía trước luôn thay đổi từng ngày, từng giờ, nay này mai khác. Không chăm học hay không tiếp nhận cái mới, điều này, khiến bạn lạc hậu so với người khác. Khám phá cái mới cũng đồng nghĩa với việc khám phá cái khó khăn, thử thách mới và chính mình chinh phục nó

Không quên kỹ năng phụ
Đó là giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc cẩn trọng, trách nhiệm với công việc…. Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng phụ luôn đi song hành với nhau, 2 kỹ năng này nên được trau dồi 1 lúc. Ví dụ (VD): giao thiệp với khách hàng để có hợp đồng cho công ty, nếu không biết cách giao thiệp thì làm sao ký kết được hợp đồng? Vd nữa: bạn là lập trình viên giỏi nhưng không biết cách làm việc với nhóm, làm sao hoàn thành dự án mà sếp giao cho cả nhóm cùng làm?