Đôi khi bạn tự nhận thấy mình có một cuộc phỏng vấn thành công nhưng không hiểu tại sao lại không được tuyển dụng. Chắc chắn bạn đã mắc sai lầm ở một điểm nào đó. Sau đây là những lỗi thường gặp của các ứng viên khi đi phỏng vấn.
Đi phỏng vấn muộn
Điều đó có nghĩa là: "Tôi thực sự không quan tâm đến vị trí mà tôi định tuyển dụng". Lời khuyên cho bạn: Hãy tới trước 15 phút để bạn có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị kỹ càng. Xem lại tất cả những điểm cần lưu ý và tạo những ấn tượng tốt đầu tiên đối với nhà tuyển dụng.
Có thái độ thô lỗ với người tiếp nhận hồ sơ
Điều đó có nghĩa là: "Tôi sẽ gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng". Lời khuyên cho bạn: Những người thư ký luôn là người đầu tiên sẽ quyết định xét duyệt hồ sơ của bạn. Mọi cái nhìn và những lời nhận xét của bạn về công ty, họ đều "rỉ tai" với ông chủ. Tuy nhiên, nếu bạn được tuyển dụng, có thể họ sẽ là những người đồng nghiệp rất tốt của bạn.
Trả lời những câu sáo mòn và khuôn mẫu
Điều đó có nghĩa là: "Tôi cũng giống như những người khác mà thôi". Lời khuyên cho bạn: Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người rất cầu toàn và rất tin tưởng vào bản thân mình. Và cho họ thấy bạn là người luôn luôn sáng tạo, đồng thời cũng rất kín đáo. Chính vì vậy, hãy thể hiện là chính mình hơn là việc bạn nói những câu thông thường.
Không đặt ra các câu hỏi
Điều này có nghĩa là: "Tôi chẳng quan tâm đến công ty". Lời khuyên cho bạn: Cuộc phỏng vấn bao giờ cũng là một cuộc đối thoại giữa hai bên với hai mục đích: Thứ nhất, nhà tuyển dụng xem khả năng của bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không. Thứ hai để bạn xét khả năng của mình có đáp ứng yêu cầu tuyển dung của công ty hay không. Vì vậy, hãy coi cuộc phỏng vấn là lúc để bạn có được những thông tin chính xác về vị trí của mình.
Nhà tuyển dụng hỏi: Hãy nói cho chúng tôi biết về bản thân anh/chị. Bạn trả lời: "Ông /bà muôn tôi nói về vấn đề gì?"
Điều đó có nghĩa là: "Tôi chẳng có điểm gì đặc biệt phù hợp với yêu cầu của công ty cả". Lời khuyên cho bạn: Đây là cơ hội để bạn có thể thể hiện mình trong cuộc phỏng vấn. Do vậy, không nên xuất hiện với thái độ rụt rè và khiêm tốn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn chứ không phải bắt đầu bằng việc chia sử những thông tin về nơi bạn sinh ra, trừ khi nơi bạn sinh ra có liên quan đến công việc hiện tại.
Sử dụng ngôn ngữ không thích hợp
Điều đó có nghĩa là: "Tôi không chuyên nghiệp và tôi không thích hợp với công việc này". Lời khuyên cho bạn: Thậm chí, nếu những từ bạn nói có thể không sai nhưng nếu nó không phù hợp thì vẫn không có chỗ cho cuộc phỏng vấn. Bạn nên đặc biệt lưu ý về điều đó.
Nói xấu ông chủ cũ
Điều đó có nghĩa là: "Tôi không có sự suy nghĩ chín chắn. Tôi sẽ ba hoa bất cứ thông tin nào". Lời khuyên cho bạn: Nếu bạn muốn có một công việc, tốt hơn hết là hãy tạo mối quan hệ tốt với tất cả mọi người. Kể cả những xích mich đối với sếp cũ thì cũng không nên trút giận lên nhà tuyển dụng. Cần phải giữ một thái độ lạc quan, vui vẻ trong cuộc phỏng vấn.
Yêu cầu người phỏng vấn không đề cập đến sếp cũ
Điều đó có nghĩa là: "Tôi có điều gì đó cần phải che giấu". Lời khuyên cho bạn: Dù bạn không có mối quan hệ tốt với sếp cũ thì bạn có thể nói tên của bất kì ai trong công ty bạn.
Thổi phồng thành quả làm việc
Điều đó có nghĩa là: "Tôi không đủ năng lực để được khen thưởng. Vì vậy, tôi cần phải nói dối để không thua kém mọi người".
Lời khuyên cho bạn: Bạn nên nhớ rằng một ngưòi phỏng vấn có kinh nghiệm có thể dễ dàng nhận ra bất cứ sự dối trá nào. Vì vậy, hãy thể hiện những gì bạn có bằng sự tự tin của mình. Không nên lấy bằng cấp và thành quả để "che mắt" nhà tuyển dụng, mà hãy thể hiện khả năng của mình phù hợp với vị trí đó như thế nào là được.
Không cảm ơn người phỏng vấn sau cuộc phỏng vấn
Điều đó có nghĩa là: "Tôi ứng xử kém". Lời khuyên cho bạn: Quên cảm ơn người phỏng vấn sau khi phỏng vấn là điều rất tệ hại. Nó sẽ lấy đi của bạn phép lịch sự tối thiểu. Và tất nhiên, dù bạn có một cuộc phỏng vấn hoàn hảo thì chỉ cần một sơ suất nhỏ đó bạn cũng sẽ không được tuyển dụng.
Dùng những từ ngữ to tát
Bạn có thể tạo một bản CV thể hiện sự thông minh nhưng đừng dùng những từ ngữ quá to tát.
Tỏ ra bi quan
Hãy hỏi về lý do tại sao người tiền nhiệm mình lại rời bỏ công việc mà bạn đang mong muốn nhưng đừng hỏi về lời phàn nàn của anh ta về vị trí đó. Điều này không phù hợp và sẽ tạo nên ấn tượng xấu.
Thúc bách nhà tuyển dụng
Sự kiên trì sẽ là đức tính chỉ khi bạn không làm quá mức. Hơn nữa, đừng cố liên lạc quá nhiều với người tuyển dụng vì điều đó khiến bạn trở nên tuyệt vọng trong mắt họ.
Chia sẻ quá nhiều
Nếu như bạn cần đón con vào mỗi thứ 4 vào 5:30, đừng nói về điều đó trong cuộc phỏng vấn đầu tiên. Nếu như bạn là ứng viên xứng đáng,sau này, bạn có thể chỉnh sửa thời gian biểu sao cho phù hợp. Đừng chia sẻ quá nhiều về đời tư của mình với nhà tuyển dụng.
Tỏ ra quá thoải mái
Kể cả khi nhà tuyển dụng trạc bạn, đừng đối xử với họ như bạn bè mình. 1 cuộc tán gẫu thân mật sẽ giúp thu ngắn khoảng cách giữa 2 người và thể hiện tính cách của bạn, nhưng đừng khen ngợi vẻ ngoài của họ hay hỏi họ về cách chăm sóc sắc đẹp.
Tỏ ra rằng mình đã có được công việc
Nên tránh những câu hỏi tạo ra ấn tượng rằng bạn tin rằng mình đã có được công việc này như hỏi bàn làm việc sẽ dặt ở đâu, thời gian biểu cụ thể sẽ thế nào.
Nói quá nhiều về vị trí hiện tại
Khi được hỏi về trách nhiệm của bạn ở công việc hiện tại, đừng miêu tả mọi hành động của bạn từ lúc bạn bắt đầu làm việc cho đến giây phút bạn đi ra. Miêu tả cách bạn gửi một bản fax sẽ không thể hiện khả năng của bạn, hãy cho họ ví dụ khi mà các khó khăn xuất hiện và bạn giải quyết nó như thế nào.
Bạn băn khoăn không biết lý do vì sao, hãy xem xét bạn có mắc phải những sai lầm sau đây, thì ngay lập tức điều chỉnh lại.
1. Nghèo thông tin cá nhân.
2. Hống hách, kiêu ngạo, quá hiếu chiến.
3. Không có khả năng để biểu thị bản thân rõ ràng, nghèo tiếng nói riêng, cách diễn đạt, câu cú.
4. Không có kế hoạch cho sự nghiệp, không chủ đích và mục tiêu.
5. Không có sở thích và niềm đam mê, thụ động và hờ hững.
6. Thiếu tự tin, tự chủ, dễ bị kích động hoặc không có lòng tin vào bản thân.
7. Không tham gia những hoạt động tích cực.
8. Quá nhấn mạnh về tiền bạc, chỉ quan tâm đến vấn đề lương bổng.
9. Kết quả học tập không khả quan.
10. Không sẵn sàng bắt đầu vạch xuất phát thấp, nóng vội.
11. Viện nhiều lý do cho việc biện hộ những yếu kém, lảng tránh, lờ đi những kết quả không tốt.
12. Thiếu sự tế nhị.
13. Thiếu chín chắn.
14. Thiếu lịch sự và thô lỗ.
15. Nói xấu những người chủ trước.
16. Thiếu sự hiểu biết về xã hội.
17. Nói ra việc không thích làm bài tập ở lớp.
18. Không có sức sống.
19. Lảng tránh nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi đang phỏng vấn.
20. Bước đi nặng nề, tay đầy mùi thức ăn khi đưa ra bắt tay người phỏng vấn.
21. Không quả quyết.
22. Tiêu phí thời gian vào những điều vô ích trong thời gian chưa có việc làm.
23. Cuộc sống gia đình không hạnh phúc.
24. Xích mích với nhiều đồng nghiệp.
25. Gởi một bộ sơ yếu lý lịch quá tệ.
Hãy chú ý đến những điều khoản trên, thông thường các ứng viên không nhận ra những sai sót đó. Những điều khoản này hoàn toàn nằm dưới sự điều khiển trực tiếp của bạn và đa số đều rơi vào quá trình phỏng vấn. Hãy đọc đi đọc lại liên tục danh sách trên. Tập trung vào những điều khoản mô tả về bạn và ngay lập tức đi vào việc điều khiển chúng. Nên nhớ, thông thường những điều đơn giản nhất bạn không bao giờ nghĩ tới lại có khả năng loại trừ bạn cao nhất.
Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn
đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON
HotLine: 0972 800 931 Ms Duyên