Với mức “lương u-ta-chi” có hạn, các bạn tân sinh viên phải xác định được đâu là thứ cần mua và học cách chi tiêu sao cho hợp lý nhất.
1. Phòng trọ
Đứng đầu trong danh sách hàng tháng phải chi trả chắc chắn sẽ là chuyện phòng ở. Mức giá trung bình của một phòng trọ dành cho sinh viên ở HN từ 1,3 triệu – 1,5 triệu đồng, chưa kể tiền điện, nước, vệ sinh môi trường…
Nếu ở một mình, chắc chắn một sinh viên có điều kiện trung bình không thế “gánh” được khoản tiền lớn đó. Sinh viên thường có câu cửa miệng: “Đầu tháng mở mắt ra đã mất tiền triệu mà không có gì vào bụng”.
Để giảm thiểu chi phí đắt đỏ về chỗ ở, các bạn tân sinh viêncó thể áp dụng những biện pháp sau:
“Share” phòng: Tùy vào diện tích phòng trọ chúng ta có thể share phòng với 1 hoặc 2 người bạn để tiền phòng có thể được giảm đi ít nhất là một nửa.
Đứng tên thuê cả căn hộ gia đình, rồi cho thuê lại phòng: Đây là trường hợp khi các bạn xác định ở lâu dài trong suốt 4 năm học. Việc tìm được căn hộ gia đình hoặc một phòng thuộc khu dân cư sẽ giảm thiểu được một khoản về chi phí điện, nước sinh hoạt.
Ở những phòng trọ dành cho sinh viên, tiền điện và tiền nước được các chủ nhà trọ thu với giá cao (điện 4.500 – 5.000 vnd/số điện; 15.000 – 16.000/số nước). Nếu tìm được những căn phòng trong hộ gia đình bạn sẽ tiết kiệm một khoản lớn tiền điện nước khi chi phí tính theo hộ gia đình (1.484 vnd/số điện, 4.173 vnd/số nước).
Chia sẻ phòng ở giúp giảm bớt gánh nặng chi phí.
2. Quần áo
Thực tế cho thấy, tân sinh viên thường mất kha khá tiền vào trang phục cá nhân. Không giống như học sinh cấp 3, sinh viên đại học đã biết chăm chút hình ảnh của bản thân mình. Vì thế việc mua sắm quần áo được các bạn thực hiện hàng tháng, hàng tuần, thậm chí là theo hứng.
Từ việc chọn quần áo đi chơi, quần áo đi học, quần áo đi du lịch, váy vóc tiệc tùng… đã khiến sinh viên bị đau đầu trong việc lựa chọn và sắm sửa. Hơn nữa, khi các trường đại học lại ở gần các khu chợ lớn, nhiều bạn cứ tiện tay, hay thấy đẹp mắt là mua trong khi chẳng biết được mình sẽ mặc chúng như thế nào.
Sinh viên nữ thường tốn tiền mua sắm hơn nam sinh viên.
Về việc sắm quần áo, để không bị tiêu xài một cách phung phí, hãy cân nhắc kỹ xem mình cần trang phục như thế nào trước khi ra chợ hoặc cửa hàng, luôn nhìn vào ví và tính số ngày còn lại trước khi nhận trợ cấp của ba mẹ.
Các bạn hoàn toàn có thể vạch kế hoạch chi tiêu cho mình như: Tháng này sắm áo mới, tháng sau sắm quần mới, tháng sau nữa sắm giày mới chẳng hạn….
3. Ăn uống
Đại học là thiên đường ăn uống đối với tất cả các bạn sinh viên, có hàng trăm món ngon để ăn, hàng trăm quán để ghé đến… chính vì thế tiền của bạn lần lượt không cánh mà bay.
Đặc biệt, với những bạn nay tụ tập, mai tụ tập bạn bè thì chẳng mấy chốc là “đói nhăn răng”.
Để tiết kiệm chi phí, các bạn có thể tự nấu ăn tại nhà thay vì đi ăn hàng, đồ ăn nhanh; “cam–pu–chia” đều tiền mỗi khi tụ tập và ăn uống đúng giờ giấc, thời gian nhất định.
4. Sách vở, giáo trình, đồ dùng học tập
Giáo trình và sách tham khảo luôn ngốn rất nhiều tiền bạc của sinh viên. Vì vậy chỉ nên mua những cuốn sách thực sự cần thiết, còn lại có thể tham khảo tại thư viện trường, thư viện thành phố.
Để làm thẻ thư viện trường hay thư viện thành phố , chỉ cần có thẻ sinh viên và đóng khoản lệ phí khoảng 20.000 – 30.000đ/năm. Thư viện trường không chỉ là nơi để đọc và mượn sách mà là nơi lý tưởng để học tập, truy cập thông tin internet, học qua đầu video, cát – sét, băng đĩa tài liệu khoa học…
Trong trường hợp những cuốn giáo trình quá đắt, mà số lượng giáo trình tại thư viện còn hạn chế, thì sách photo cũng là một giải pháp cho các bạn. Các bạn có thể mượn sách đi photo, hoặc có thể ra những cửa hàng photo lớn ở khu vực trường để mua những quyển đã đóng sẵn.
5. Chơi
Sau những giờ học hành căng thẳng, bất cứ ai cũng luôn mong muốn có một khoảng thời gian giải trí để giảm stress, áp lực và căng thẳng… Đi xem phim, nghe nhạc, café với bạn bè, đi du lịch… là những hoạt động sinh viên thường làm nhất vào những dịp cuối tuần.
Tuy nhiên, không phải bạn sinh viên nào cũng có thể đi du lịch, đi xem phim hàng tuần được. Vậy thì làm thế nào để vừa giảm áp lực học tập lại vừa tiết kiệm?
Cách tốt nhất là lựa chọn những địa điểm chơi gần nhất, rẻ nhất mà lại vui vẻ nhất. Trà chanh chém gió chẳng hạn, đây là một hình thức “chơi” thu hút được đông đảo sinh viên hiện nay.
6. Tiền điện thoại, internet
Điện thoại và các dịch vụ tiện ích cũng ngốn kha khá tiền.
Sử dụng điện thoại di động cùng với nhiều tiện ích sẽ khiến bạn bị mất một khoản không hề nhỏ. Cách tiết kiệm nhanh nhất chính là nói không với những smarphone đời mới, chỉ sử dụng điện thoại cùi chỉ đùng để nghe, gọi và nhắn tin.
Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí hơn cho việc sử dụng các dịch vụ từ di động, các bạn hãy cài những ứng dụng tin nhắn miễn phí như zalo, mocha, messenger…
Về các dịch vụ internet, các bạn sinh viên cũng có thể share tiền mạng với các phòng khác để tiết kiệm.
7. Đi lại
Trong thời gian gần đây, phương tiện đến trường của sinh viên chủ yếu là xe bus và xe máy. Tuy nhiên, chi phí chi trả cho tiền xăng hàng tháng đến những người đi làm vẫn còn phải kêu ca thì đối với sinh viên có lẽ sẽ là một vấn đề lớn.
Nếu ở gần trường, tân sinh viên nên chọn phương tiện di chuyển chính là xe đạp, thỉnh thoảng đi xa có thể đi xe bus. Những bạn thường xuyên di chuyển bằng xe bus nên làm vé tháng. Chú tài xế và phụ xe sẽ đưa bạn đi bất cứ nơi đâu mà bạn muốn khi sử dụng tấm vé xe bus liên tuyến.
Sinh viên đi xe bus để tiết kiệm chi phí.
Các bạn tân sinh viên nên tìm hiểu thật kỹ và tự chủ tài chính nếu không muốn rơi vào cảnh “no dồn, đói góp”, đầu tháng nhà hàng, cuối tháng mì tôm nha. Mỗi khi cần mua sắm thứ gì đó, hãy nghĩ đến những đồng tiền mồ hôi nước mắt mà bố mẹ đã làm ra để cung cấp cho chúng ta để sử dụng vào những việc có ý nghĩa hơn.
Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là kẹt sỉ, ăn không dám ăn, tiêu không dám tiêu… chẳng bố mẹ nào vui sướng khi thấy con mình gầy đét, thiếu sức sống mỗi khi về thăm nhà đâu.
Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn
đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON
HotLine: 0972 800 931 Ms Duyên