Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Mẹo Viết Hồ Sơ Ứng Tuyển và Các Mẫu Hồ Sơ Chuẩn

Một ứng viên giỏi biết rằng một hồ sơ ứng tuyển ấn tượng là chìa khóa để nhận được thư mời phỏng vấn và cuối cùng là tuyển dụng.

Ngoài bảng tóm tắt về khả năng, kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn của bạn, một hồ sơ  ứng tuyển nên nêu bật được thế mạnh đặc trưng của bạn (unique selling points) để thu hút các nhà tuyển dụng tiềm năng “chọn mặt gửi vàng”.

Bí mật cho một hồ sơ “hấp dẫn” là truyền đi những nhu cầu đặc trưng của một công việc cụ thể. Một hồ sơ được “đo ni đóng giầy” cho từng công việc ứng tuyển sẽ tạo ấn tượng tốt hơn một hồ sơ chung chung. Để  viết hồ sơ ứng tuyển như vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là sắp xếp các thông tin theo tiêu đề cụ thể như: trình độ học vấn, thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hay hoạt động ngoại khóa. Khi tất cả đã được liệt kê, hãy lựa chọn hình thức trình bày phù hợp nhất với yêu cầu công việc mà bạn đang hướng đến.

Dưới đây là các mẫu hồ sơ để bạn tham khảo:

  1. Hồ Sơ Trình Bày Theo Thời Gian
    • Các ứng viên với nhiều kinh nghiệm làm việc cố định và có sự thăng tiến rõ ràng trong quá trình làm việc ở một lĩnh vực hoặc chuyên ngành cụ thể và muốn tiếp tục thăng tiến, cải thiện có thể sử dụng hình thức này.
    • Hầu hết các nhà tuyển dụng ưa thích kiểu trình bày này vì nó được đúc kết từ thực tiễn và dễ theo dõi.
    • Là hình thức khá phổ biến, nhấn mạnh vào từng giai đoạn làm việc của ứng viên.
    • Lưu ý đến các cột mốc quan trọng theo thứ tự thời gian, kinh nghiệm làm việc trình bày theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất, bắt đầu bằng vị trí làm việc mới nhất. Với mỗi vị trí làm việc đi kèm với một sự mô tả về các nhiệm vụ và thành tích đạt được.
  2. Hồ Sơ Trình Bày Theo Chức Năng
    • Những ứng viên hay nhảy việc, muốn chuyển ngành hay sinh viên mới ra trường có thể sử dụng hình thức này.
    • Hồ sơ trình bày theo chức năng sẽ giảm bớt sự gián đoạn trong quá trình làm việc bằng sự thể hiện kỹ năng cần thiết cho công việc đang hướng đến
    • Nhóm kinh nghiệm làm việc theo từng hạng mục để làm nổi bật những kỹ năng và thành tích phù hợp nhất cho vị trí ứng tuyển. Luôn cung cấp thông tin công ty, vị trí làm việc trong mục mô tả thành tích bạn đã đạt được. Đừng quên kèm theo ít nhất một bản tóm tắt quá trình làm việc theo thứ tự thời gian.
  1. Hồ Sơ Trình Bày Kết Hợp
    • Hình thức này là sự tổng hợp những ưu điểm của hồ sơ trình bày theo thời gian và chức năng bằng việc tách riêng kinh nghiệm làm việc theo thời gian với kỹ năng và thành tích đạt được. Điểm tập trung chủ yếu là kỹ năng và thành tích làm việc, được củng cố thêm kinh nghiệm làm việc.
    • Mặc dù một vài nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hình thức trình bày này khá dài dòng, lặp lại và khó hiểu, mẫu hồ sơ ứng tuyển này có thể hữu ích cho những ứng viên có khả năng biên tập tốt.
  2. Hồ Sơ Trực Tuyến
    • Hình thức trình bày này đã được tiếp nhận bởi nhiều ứng viên bằng việc gửi hồ sơ ứng tuyển đến ngân hàng hồ sơ trực tuyến và ứng tuyển trực tuyến qua hệ thống của JobStreet.com
    • Hồ sơ ứng tuyển được gửi bằng thư điện tử hoặc được xem trực tuyến. Khá đặc biệt là hình thức này được thiết kế để có thể dò tìm bằng hệ thống.
    • Hình thức này đã nhanh chóng trở thành một hình thức phổ biến và được chấp nhận trong việc ứng tuyển vì sự tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả.
    • Tuy xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng hầu hết là dưới dạng plain text, rich text và hypertext.

MẸO VIẾT HỒ SƠ ỨNG TUYỂN

  1. Nắm rõ mục tiêu nghề nghiệp
    • Công việc bạn mong muốn là gì? Những kỹ năng và yêu cầu cần thiết cho vị trí này là gì?
    • Luôn ghi nhớ rằng bạn viết hồ sơ ứng tuyển để nhà tuyển dụng đọc và thể hiện rằng bạn là ứng viên mà họ đang tìm kiếm.
  2. Biên tập tất cả các thông tin của bạn.
    • Liệt kê các chi tiết cá nhân, quá trình học tập, các hoạt động ngoại khóa bao gồm vị trí công việc, lịch sử làm việc, các buổi tọa đàm đã tham dự, thành tích …
    • Chắc chắn rằng ngày tháng luôn chính xác. Lược bỏ các sở thích cá nhân, nghề nghiệp của cha mẹ, v.v.
    • Sàng lọc thông tin dưới các tiêu mục cụ thể – Trình Độ Học Vấn, Kinh Nghiệm Làm Việc, Thành Tích, Kỹ Năng, Các Hoạt Động …
  3. Bắt đầu bằng tên và thông tin liên lạc của bạn.
    • Cung cấp đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc, địa chỉ thư điện tử của bạn.
    • Lược bỏ tình trạng hôn nhân, giới tính, tên và nghề nghiệp của cha mẹ, ngày sinh …
  4. Trình bày quá trình làm việc rõ ràng.
    • Bắt đầu bằng vị trí làm việc gần nhất, liệt kê tất cả các công việc mà bạn đã đảm nhận, tên công ty,  ngày được tuyển dụng, chức danh.
    • Dùng các ký tự,  mô tả công việc, phạm vi làm việc và trách nhiệm đảm nhận cho từng vị trí.
    • Dùng các từ khóa như “chịu trách nhiệm cho” (responsible for), “điều phối” (coordinating), “đã chuẩn bị” (prepared), “đã quản lý” (managed), “đã điều hành” (monitored), “đã trình bày” (presented), “đã hoàn tất” (accomplished), “đã đạt được” (archieved),” đã phân tích” (analyzed)….
    • Nhấn mạnh các thành tích/ trách nhiệm công việc của bạn.
  5. Liệt kê chi tiết trình độ học vấn
    • Dẫn dắt bằng trình độ học vấn cao nhất đến thấp nhất, bao gồm cả điểm số như CGPA.
    • Xác nhận các khóa học hoặc chứng chỉ như Tâm lý học, Luật hợp đồng, Truyền thông đa phương tiện.
    • Liệt kê tất cả các hoạt động tham gia như các Câu lạc bộ/ Tổ chức xã hội, vị trí nắm giữ và thành tích nếu liên quan đến vị trí mà bạn đang hướng đến. Nếu không, hãy bỏ qua.
  6. Kỹ năng
    • Liệt kê trình độ vi tính, trình độ ngoại ngữ (và các ngôn ngữ địa phương khác) bao gồm mức độ thành thạo trong kỹ năng đọc và viết, và các kỹ năng mềm (nói chuyện trước công chúng, khả năng thuyết trình …)
  7. Người tham khảo
    • Không bắt buộc nhưng nếu bạn cần phải nêu rõ, hãy lựa chọn người bạn biết thân quen và có thể tạo ấn tượng tốt về bạn trong măt nhà tuyển dụng tiềm năng.
    • Đừng quên cung cấp thông tin chi tiết về người tham khảo.
    • Hãy chắc chắn rằng bạn đã liên lạc với người tham khảo để họ biết rằng họ sẽ nhận được cuộc gọi từ nhà tuyển dụng và chuẩn bị trước. Gửi cho họ bản sao chép hồ sơ của bạn để người tham khảo biết bạn là ai và đã làm những công việc gì.
  8. Các lưu ý khác
    • Ngắn gọn và rõ ràng
      • Hồ sơ ứng tuyển thường được đọc chỉ trong 30 giây hoặc ít hơn, nên bạn phải trình bày thật ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.
      • Hồ sơ ứng tuyển chỉ nên dài tối đa 2 trang. Dùng cỡ chữ 12 (font Times New Roman hoặc Garamond) để đọc dễ dàng hơn. Chỉ trình bày trong 3 trang nếu bạn có nhiều kinh nghiệm chuyên môn.
      • Dùng chữ in nghiêng hoặc in đâm để nhấn mạnh các thông tin quan trọng hoặc các phần ngắt đoạn.
      • Dùng máy in tốt để bản in của bạn không bị lệch trang, chữ bị mờ, hay bị lốm đốm do máy in quá cũ, bị lem mực.
      • Dùng giấy A4 có chất lượng cao, màu trắng. Không dùng các loại giấy màu lòe loẹt như hồng hoặc đỏ.
    • Trung thực
      • Đừng thổi phồng hồ sơ ứng tuyển của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể thực hiện những gì bạn đã nêu trong hồ sơ. Không nên nói dối hoặc thổi phồng bản thân quá mức.
    • Kiểm tra các lỗi chính tả và ngữ pháp
      • Chắc chắn rằng hồ sơ ứng tuyển của bạn không mắc phải các lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
      • Hãy nhờ một ai đó đáng tin cậy để kiểm tra lại giúp bạn.
      • Đừng dựa dẫm vào chức năng kiểm tra lỗi tự động trong máy tính.
      • Quan trọng nhất, hãy đọc qua một lượt cho đến khi hồ sơ của bạn hoàn hảo.
    • Sử dụng các động từ mạnh.
      • Các từ mang nghĩa hành động sẽ củng cố “sức mạnh” trong bài viết của bạn và giúp bạn diễn đạt rõ nghĩa hơn.

Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn

đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON

  HotLine: 0972 800 931 Ms Duyên

 

Related Articles

Chat Zalo