Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Để tự tin và tạo ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng

  Tất cả người tìm việc đều mong muốn bước đầu tiên tiếp xúc với nhà tuyển dụng được HOÀN HẢO nhất có thể, nhưng không phải ai cũng biết nên bắt đầu từ đâu và làm như thế nào, đặc biệt là các bạn sinh viên mới tốt nghiệp/đi tìm thực tập.

 Nắm được tâm lý đó, đội ngũ First – Viec – Lam chúng tôi đã đầu tư nghiên cứu và nay đưa ra loạt bài viết với chủ đề “Bạn được phỏng vấn: Để tự tin và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng” với mong muốn cung cấp cho các bạn một hành trang đầy đủ và vững chắc trong phỏng vấn, cánh cửa bạn phải vượt qua  để được tuyển dụng.

 

KỲ I: CHUẨN BỊ TỐT TRƯỚC PHỎNG VẤN

 

Ông bà ta có câu: Đầu xuôi đuôi lọt. Việc chuẩn bị là vô cùng quan trọng vì nó quyết định phần lớn sự thành công trong buổi phỏng vấn của bạn, đồng thời tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho bạn khi bước vào “giờ G”.

 

Xác nhận thông tin

Trước buổi phỏng vấn từ 1-2 ngày, bạn nên liên lạc với công ty tuyển dụng (qua email, điện thoại…) để xác nhận lại chính xác các thông tin sau:

-  Thời gian, địa điểm  phỏng vấn.

-  Tên họ và chức danh đầy đủ của người sẽ phỏng vấn bạn.

Việc làm nhỏ này tránh cho bạn khỏi những nhầm lẫn không đáng có và thể hiện sự quan tâm nhiệt tình của bạn với công ty.

 

Đường đi nước bước

Nên suy nghĩ và quyết định mình sẽ đến công ty bằng phương tiện gì là an toàn và thuận tiện nhất. Có thể đó sẽ không phải là phương tiện bạn sử dụng hàng ngày.

 

Tìm hiểu về đường đi: Nếu chưa từng đến điểm hẹn phỏng vấn, bạn nên dò đường trước qua bản đồ, hoặc hỏi thăm người quen…, tốt nhất là đến đó trước bằng phương tiện di chuyển sẽ sử dụng vào ngày phỏng vấn để có thể ước tính được thời gian lộ trình (đã cộng thêm thời gian kẹt xe).

 

Tìm hiểu về công ty càng nhiều càng tốt

Đây là một trong những bước chuẩn bị mấu chốt, là nền tảng và cơ sở để trò chuyện trong buổi phỏng vấn. Ngoài ra, nắm bắt về công ty sẽ khiến tâm lý bạn vững vàng hơn trong quá trình phỏng vấn, không rơi vào tình trạng “ Sợ cái mình không biết”.

 

 

Tất nhiên bạn không cần phải học thuộc lòng như cháo chảy tất tần tật mọi thông tin về công ty. Đơn giản hơn, hãy ghi nhớ đầy đủ và chính xác những điều cốt lõi như:

 

-     Ngày thành lập và người sáng lập.

-     Họ tên, chức danh những nhân vật trọng yếu.

-     Tiêu chí và kết cấu phòng ban của công ty.

-     Xu hướng phát triển.

-     Những thành tựu nổi bật cũng như những thất bại trong quá khứ.

-     Những sản phẩm và dịch vụ của công ty đang có mặt trên thị trường.

 

Suy nghĩ trước phần hỏi đáp

Đây là phần chuẩn bị không thể thiếu. Bạn  có thể tham khảo về các câu hỏi trong phỏng vấn từ Internet hoặc xin ý kiến những người quen có kinh nghiệm.

 

Một số câu hỏi phổ biến:

-      Bạn hãy giới thiệu về bản thân ?

-      Hãy liệt kê một số ưu điểm và khuyết điểm của bạn ?

-      Vì sao bạn muốn làm việc trong công ty/tại vị trí này ?

-      Làm việc với bạn, chúng tôi được lợi gì ?

-      Mức lương mong muốn của bạn ?

Hãy soạn câu trả lời cụ thể ra một tờ giấy.

 

Về câu hỏi bẫy: bản chất của dạng câu hỏi này là để khám phá tính chất thực của ứng viên cũng như những điều mà ứng viên che giấu. Nếu bạn đã tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển, có suy nghĩ, thái độ chuyên nghiệp thì bạn sẽ vượt qua được những câu hỏi yêu cầu sự linh hoạt sáng tạo như thế này.

 

Đồng thời, việc chuẩn bị một ít thắc mắc để người phỏng vấn bạn trả lời vào cuối buổi cũng là một cách ghi điểm hiệu quả. Bạn có thể hỏi một số câu như:

-      Anh (chị) nghĩ tôi có thể đem lại lợi ích cho công ty như thế nào?

-      Văn hóa công ty mình là gì ?

-      Nếu tôi làm việc tại công ty, dự án đầu tiên của tôi sẽ là gì ?

 

Để có một vẻ ngoài chuyên nghiệp

Ăn mặc đâu ra đó đưa thông điệp rõ ràng về sự trọng thị của bạn đối với người phỏng vấn nói chung và công ty nói riêng.  Hãy để nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với bạn ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

 

Trang phục: Tùy theo vị trí ứng tuyển và ngành nghề cũng như văn hóa của công ty mà bạn chọn loại trang phục thích hợp và phải vừa vặn, màu sắc trang nhã. Khi đến phỏng vấn:

 

Tốt nhất là hãy chọn cho mình trang phục có liên quan gì đó đến công ty: Một chiếc áo bạn được tặng có logo của doanh nghiệp, trang phục có màu sắc gần với màu đại diện của  công ty… Hoặc vận trang phục công sở.

Lưu ý khi mặc trang phục công sở:

-     Quần tây: Màu tối, ống quần dài phủ qua gót giày.

-     Váy: Dài đến gối, màu tối. Có thể kết hợp mang tất da.

-     Đầm: Dài đến gối.

-     Áo sơmi: Hãy mặc áo sơmi chuẩn - là loại áo form dài có thể đóng thùng, bâu cổ đứng. Tốt nhất hãy mặc loại áo tay dài có tay áo măngsét.

 

Phụ kiện: Hãy tận dụng càvạt, khăn quàng cổ, cài áo. Nếu bạn bị cận thị, hãy biến nó thành “lợi thế”: Đeo mắt kính gọng cứng tạo ấn tượng bạn là người thông minh, chững chạc và chăm chỉ.

 

Trang điểm: Là một lợi thế của phụ nữ, giúp che bớt sự lo lắng và căng thẳng. Hãy trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên.

 

Nước hoa: Hãy dùng loại có hương dịu nhẹ.

 

Đầu tóc: Gọn gàng. Đặc biệt các bạn nữ nên búi tóc cao hơn là để xõa hoặc buộc đuôi ngựa.

 

Một số lưu ý khác

Hãy chuẩn bị một vài bản lý lịch vắn tắt để đặt trước mặt nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.

Chỉ chuẩn bị để mang theo những tài liệu cần thiết, gọn nhẹ khi đến buổi phỏng vấn.

Giữ sức khỏe để có một thể trạng tốt khi bước vào buổi phỏng vấn.

 

Related Articles

Chat Zalo