Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Giáo sư Đặng Lương Mô - Người nặng lòng với nền công nghiệp vi mạch Việt Nam

Với hơn 300 công trình nghiên cứu, 13 bằng phát minh sáng chế được công nhận tại các nước có nền khoa học công nghệ phát triển, Giáo sư Đặng Lương Mô là nhà khoa học người Việt có uy tín trong lĩnh vực vi mạch trên thế giới. Để tìm hiểu về đóng góp của Giáo sư cho lĩnh vực này tại Việt Nam , mời quý vị khán giả theo dõi chương trình Gặp gỡ khán giả VTV4 phát sóng vào 3h30, 11h30, 20h30, thứ Sáu, ngày 11/09/2015 trên kênh VTV4.​

Hiện nay, có hơn 4.5 triệu người Việt Nam đang sống, làm việc tại nước ngoài và khoảng 10% trong số đó là trí thức. Nhiều công nghệ mới trên thế giới đã được đưa về Việt Nam qua trí thức Việt kiều, ví dụ như công nghệ vi mạch (sản xuất linh kiện điện tử với kích thước nhỏ) với người tiên phong là Giáo sư Đặng Lương Mô. Giáo sư đã được trao Huân chương Lao động Hạng ba vìnhững đóng góp cho nền khoa học nước nhà.

Chương trình Gặp gỡ khán giả VTV4 tuần này sẽ đến thành phố Hồ Chí Minh, nơi giáo sư và gia đình định cư từ năm 2002 để lắng nghe chia sẻ của ông về sự nghiệp phát triển khoa học nước nhà.

 

Giáo sư Đặng Lương Mô:  “Nếu ta nắm bắt được công nghệ vi mạch thì nó sẽ làm tăng sự tiến bộ về khoa học – công nghệ của nhiều ngành, đóng góp khá lớn cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”

Phần lớn cuộc đời Giáo sư Đặng Lương Mô làm việc tại Nhật Bản. Từ những năm 90, giáo sư đã vận động các trường đại học, các quỹ ở Nhật Bản tài trợ, giúp đỡ giảng viên Việt Nam sang Nhật Bản tu nghiệp. Ông đã thành lập và cung cấp thiết bị nghiên cứu cho Phòng thí nghiệm mô phỏng và thiết kế vi mạch tại Khoa Điện - Điện tử tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh - một trong những nền tảng đầu tiên cho nền công nghiệp vi mạch trong nước.

Sau nhiều năm cố vấn về công nghệ vi mạch, vào tháng 8/2005, giáo sư và các nhà khoa học Việt Nam đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC).

 

Từ khi thành lập, ICDREC đã cho ra đời nhiều sản phẩm chip điện tử giá thành thấp, được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực đồ gia dụng

Đã 80 tuổi, giáo sư vẫn tận tụy dìu dắt thế hệ trẻ ở ICDREC và tiếp tục tham gia nghiên cứu khoa học

Bên cạnh đó, các chip SG8V1 và RFAD của Trung tâm còn được dùng trong lĩnh vực điện lực, giao thông vận tải và một số thiết bị phục vụ quân đội. Đó là kết quả sau nhiều năm kiên trì nghiên cứu phát triển của nền công nghiệp vi mạch Việt Nam của Giáo sư Đặng Lương Mô và các đồng nghiệp.

 

Không chỉ đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Giáo sư Đặng Lương Mô còn là người dịch tác phẩm Bích câu kỳ ngộ (một tiểu thuyết bằng chữ Nôm của Việt Nam) sang tiếng Nhật

 

Ở tuổi 80, ông còn tham gia cùng với đoàn kiều bào tiêu biểu ra thăm Trường Sa và nhà giàn DK1. Những cảm xúc của ông – một Việt kiều Nhật Bản khi đến thăm hòn đảo của Việt Nam sẽ được chuyển đến khán giả trong chương trình Gặp gỡ khán giả VTV4 tuần này

 Nguồn: http://vtv4.vtv.vn/

Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn

đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON

  HotLine: 0972 800 931 Ms Duyên

 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo