Trong chương trình phát triển công nghệ chuẩn bị trình Thủ tướng của Bộ Khoa học Công nghệ, thiết kế vi mạch đang đứng ở vị trí số 1. Liệu Việt Nam có thể phát triển vi mạch thành một ngành công nghiệp hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn, nhưng rõ rang từ việc thấu hiểu sự quan trọng của một ngành đến vạch một hướng đi đúng là con đường rất dài.
Trong bài này, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến của những người đầu ngành cho đến các bạn sinh viên đang dốc hết tâm huyết cho một chuyến “vượt vũ môn” hóa rồng của ngành công nghệ cao còn khá xa lạ với đất nước ta.
GS.TS Đặng Lương Mô: Vi mạch sẽ làm công nghiệp nhảy vọt lên
Sang Nhật du học từ rất sớm, ông nhận bằng tiến sĩ khoa học công nghệ tại Nhật Bản từ năm 1968, là tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu và hơn 10 bằng phát minh, sáng chế. Trong đó nổi tiếng là công trình nghiên cứu Mô hình Transitor – mô hình thiết kế vi mạch mà cả thế giới đang học. Tại Nhật Bản, ông đã được Viện nghiên cứu Trung ương Toshiba, Đại học Hosei trao tặng bằng khenvi2 sự nghiệp cống hiến cho ngành khoa học Nhật Bản. Tại Mỹ, ông đã được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học New York từ năm 1992, là Hội viên Thượng cấp của Hội kỹ sư Điện – Điện tử - Tin học (IEEE) Hoa Kỳ. Năm 2002 về nước, ông đã mang theo 5 tấn sách vở, băng đĩa và thiết bị lien quan đến vi mạch.
![]() |
Giáo sư Đặng Lương Mô, Ủy viên Hội đồng khoa học Khu công nghệ cao TP.HCM. |
Â
Tuy đã đến tuổi nghĩ hưu nhưng ngay khi về nước, ông bắt tay lập ra chương trình Thiết kế vi mạch sau đại học, và đã tham gia công tác giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học tại Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên (TP.HCM). Ngoài công việc giảng dạy, hiện ông còn là Ủy viên Hội đồng khoa học Phòng thí nghiệm công nghệ NaNo, Cố vấn cho Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Ủy viên Hội đồng khoa học Khu công nghệ cao TP.HCM. Phòng thí nghiệm vi mạch ở Đại học Bách khoa cũng do đích thân ông xin được 3,5 triệu Yên của một Quỹ Nhật Bản mà có. Cả nước lúc đó không có một chương trình đào tạo thiết kế vi mạch nào, ông cũng phải thiết lập nên chương trình ấy. Đáng quý hơn ông đã có một bản ký kết với Đại học Hosei Nhật Bản, theo đó thì từ năm 1998 trở đi, hàng năm Đại học Hosei sẽ cung cấp toàn bộ chi phí cưu trú, sinh hoạt cho cán bộ giảng dạy của Đại học Bách khoa TP.HCM sang làm nghiên cứu sinh ở Đại học Hosei trong thời hạn một năm. Ông cũng là người thành lập trung tâm ICDIREC vào năm 2005…
Nói đến ước muốn của mình về ngành vi mạch Việt Nam, ông trầm ngâm một hồi thật lâu, rồi chậm rãi: “Đó không thể là ước muốn của riêng tôi, mà phải là ước muốn của các nhà lãnh đạo, xây dựng chính sách. Là một nhà giáo dục, biết được tầm quan trọng của ngành vi mạch nên tôi chỉ có thể nói vi mạch là ngành nên làm, còn việc tính toán thiệt hơn, lộ trình làm thế nào tùy thuộc vào các nhà làm kinh tế, chính trị. Gắn bó nhiều năm với Nhật Bản, nghiên cứu khá kỹ sự phát triển của Hàn Quốc, tôi nhận thấy rằng những nước làm vi mạch đều có nền công nghiệp nhảy vọt lên. Bởi vi mạch là một ngành công nghiệp nguồn, tổng hợp và khoa học, chinh phục được nó tự nhiên sẽ phát triển thêm được nhiều ngành nghề khác nữa. Một hệ quả nữa của nền kinh tế vi mạch là làm cho hệ thống giáo dục tốt hơn them. Hiện 100 trường tốt nhất Châu Á thì trong đó số trường Nhật Bản chiếm phần lớn, sau đó đến Hàn Quốc, Trung Quốc, tôi rất buồn khi không có một trường Việt Nam nào lọt vào trong top 100 này”.
Trong rất nhiều cuộc họp lấy ý kiến chuyên gia xây dựng đề cương phát triển khoa học công nghệ do các sở ban ngành tổ chức, ông thường bảo lưu ý kiến rằng hãy phát triển vi mạch đi. Nhưng đến nay sở dĩ người ta vẫn chưa đồng ý bởi trong công nghiệp vi mạch chia thành hai loại, thiết kế và chế tạo. Thiết kế là loại ai cũng làm được, không đòi hỏi vốn nhiều, điều đó đã chứng minh được qua ICDIREC. Còn chế tạo thì đòi hỏi phải xây dựng nhà máy tốn kém nhiều tỷ bạc nên người ta ngại (khoảng 1 tỷ đô la/nhà máy). Ngại không phải vì không đủ tiền, mà lo sợ đầu tư không thu hồi được vốn. Khó lắm, vì có được nhà máy, cần góp sức cả trăm người, một vài cá nhân không thể làm được, bây giờ biết lấy đâu ra trăm người đồng thuận đó. “Nói chung là rất khó thuyết phục, nhưng nếu nhìn thấy được tương lai thì tôi nghĩ chẳng có gì phải e ngại. Tôi vẫn cứ tin sớm muộn gì Việt Nam cũng sẽ có được ngành vi mạch, không sánh được với Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng ít ra cũng nhỉnh hơn Malaysia và đủ để cung ứng trong nước như vậy cũng mát dạ lắm rồi” – ông nói.
Th.S Ngô Đức Hoàng (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch ICDIREC): RFID mang thương hiệu Việt Nam
Theo ông, trong thế giới rộng lớn của ngành công nghiệp vi mạch, chúng ta nên chọn phát triển mãng nào là phù hợp?
Theo tôi, RFID (nhận dạng dựa trên vô tuyến) hiện nay đang là bài toán không cưỡng được của xu hướng thế giới. RFID ứng dụng rộng rãi trong nhận diện hàng hóa (thay mã vạch), trong lưu thông hàng hóa, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, chống hàng giả,… Đặc biệt hiện nay, một số nước như Mỹ, Malaysia đang hướng đến việc làm hộ chiếu, chứng minh nhân dân (CNMD) có gắn RFID, một số hang điện thoại như Nokia, Siemmens cũng sắp công bố điện thoại có gắn RFID.
Và ICDIREC sẽ làm gì trong xu thế đó?
![]() |
Để ứng dụng các công nghệ đã nghiên cứu, hiện chúng tôi đang xin phép Đại học Quốc gia TP.HCM thành lập công ty riêng nhưng vẫn trực thuộc Đại học Quốc gia. Nếu được, đầu năm 2011 chúng tôi sẽ ra mắt công ty này, chuyên về RFID, kinh doanh bình đẳng như mọi công ty bên ngoài. Công ty trong đại học là một mô hình có từ rất lâu ở nước ngoài.
![]() |
Kỹ sư Trần Thị Hồng đang thuyết trình đề tài trước ban giám khảo tại cuộc thi LSI diễn ra tại Nhật Bản. |
Nội dung cuộc thi năm nay là Thiết kế mạch sửa lỗi số BCH, dựa trên thuật toán trường Galois sử dụng ngôn ngữ HDL (VHDL hoặc Verilog) và tổng hợp mạch kỹ thuật số sủ dụng công cụ của Synopsys hay bất kỳ thiết kế vi mạch công cụ nào, và sau cùng là thực hiện mô phỏng trên FPGA. Cô kỹ sư bé nhỏ Trần Thị Hồng đã khiến Ban giám khảo hoàn toàn bất ngờ và than phục khi đồng hời đưa ra luôn cả hai cấu trúc nối tiếp và song song trên cùng một sản phẩm trong khi các đội khác chỉ đưa ra hoặc nối tiếp hoặc song song. Với cấu trúc nối tiếp, đội của Hồng đạt tần số hoạt động cao, với cấu trúc song song khả năng xử lý dữ liệu nhanh, sử dụng tài nguyên hiệu quả. Không chỉ ghi điểm ở ý tưởng độc đáo, sang tạo mà sản phẩm của đội tuyển Việt Nam còn được đánh giá cao ở tầm ứng dụng. Giải thưởng đã được trao vào ngày 19/3/2010 tại Okinawa, các giải Nhì, Ba thuộc về các đội tuyển của Nhật Bản.
Hoàn thành sản phẩm dự thi trong vòng 7 tuần, Hồng phụ trách thiết kế còn Hạnh sửa lỗi. Vì một vài lý do khách quan nên đến phút chót chỉ một mình Hồng bay sang Nhật dự thi vòng chung kết. Đây cũng là lần đầu tiên cô kỹ sư vi mạch người gốc Quảng Trị này ra nước ngoài, cô thấy gì cũng lạ, từ đèn cảm ứng trong khách sạn đến hệ thống giao thông quá trật tự nơi xứ người… những thứ đều do vi mạch xử lý điều khiển. Và cô tin: “Em nghĩ những công nghệ ấy chẳng có gì khó cả, nếu bắt tay vào làm chắc mình cũng sẽ làm được thôi. Em tin khoảng 10 năm nữa ngành công nghiệp vi mạch của Việt Nam sẽ có một vị trí nhất định trên bản đồ vi mạch thế giới”.
Â
Â