Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Việt Nam cần có ngành công nghiệp vi mạch

Viet Nam can co nganh cong nghiep vi mach 

     Ý kiến của các chuyên gia đến từ nhiều nước cho rằng VN cần xây dựng ngành công nghiệp vi mạch, trong hội nghị về công nghệ vi mạch được tổ chức trong hai ngày (17-18.6) tại TPHCM do ĐH Quốc gia TPHCM

 

Nhà máy chip 200 triệu USD?

TS.Phạm Bá Tuân - Phó GD Cty EM Microelectronic (Thụy Sĩ) - đề xuất: “Ngành bán dẫn và các chuỗi cung ứng liên quan sẽ giúp VN chuyển từ nền công nghiệp mang nặng tính lao động sang nền công nghiệp kỹ thuật cao. VN có thể xây dựng một nhà máy sản xuất chip công nghệ 180 nanomet với chi phí khoảng 200 triệu USD”. Theo ông Tuân, nhà máy này phải có khả năng sản xuất ra khoảng từ 400 - 600 chip mỗi năm và hướng tới mục tiêu doanh thu 100 triệu USD.

Dư luận về dự án nhà máy sản xuất chip tại VN đã được lan truyền trong giới vi mạch thời gian qua. Một nguồn tin cho rằng, TCty Công nghiệp Sài Gòn đang hoàn thành dự án trình Chính phủ. Nhà máy này sẽ đảm nhận việc sản xuất chip phục vụ cho việc chuyển đổi từ thẻ chứng minh nhân dân và hộ chiếu thường sang thẻ điện tử theo lộ trình của Chính phủ. Theo ông Tuân, tuổi trung bình của dân số VN là 26,4 tuổi, trẻ hơn tất cả các quốc gia, lãnh thổ tại Châu Á có ngành công nghiệp vi mạch hùng mạnh.

"Lời khuyên" từ các chuyên gia

GS - TS Rino Choi (ĐH Inha, Hàn Quốc) dẫn lại bài học từ Hàn Quốc: Năm 1960 GDP/đầu người tại Hàn Quốc chỉ có 79USD. Tuy nhiên, với quyết tâm theo đuổi ngành công nghiệp mũi nhọn chiến lược, ngành bán dẫn Hàn Quốc từ chỗ chỉ chiếm 2,9% trong tổng GDP năm 1990 đã tăng lên 19,4% vào năm 2000. Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia số 1 về chip nhớ trên thế giới với tổng giá trị tiêu thụ 25,4 tỉ USD, chiếm 43,1% thị phần toàn cầu.

Theo GS Choi, quá trình theo đuổi ngành bán dẫn của Hàn Quốc diễn ra với một chủ trương bền bỉ, nhất quán từ chính phủ tới DN trong suốt 50 năm qua, luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, nhờ đó mới có được thành quả như ngày hôm nay. Ông nhấn mạnh 4 yếu tố để khởi đầu cho ngành công nghiệp chế tạo chip tại VN: 1 - Nguồn vốn: Hợp tác với các đối tác nước ngoài. 2 - Công nghệ: Đầu tư cho R&D và đào tạo. 3 - Quản lý: Tuyển kỹ sư từ các nước. 4-Thị trường trong nước: Phải có sự hỗ trợ có hệ thống từ chính phủ.

Sự khẳng định bước đầu về việc xây dựng ngành công nghiệp vi mạch tại VN đã được ông Đỗ Văn Lộc - Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KHCN - xác nhận: “Chip sẽ là sản phẩm công nghệ chủ lực của VN trong 5 năm tới”. Tuy nhiên, vấn đề tại VN mỗi khi bàn thảo thực hiện những dự án lớn chính là: Thiếu sự quyết đoán và nhất quán; nhiều lời bàn ra tán vào; thấy có lợi là nhiều đơn vị khác nhảy vào cuộc xin xỏ dự án xảy ra tình trạng vun vén lợi ích nhóm xé nát quy hoạch ngành và phân tán nguồn lực từ vốn đầu tư, chính sách đến nguồn nhân lực.

Chủ tịch Samsung trước đây từng tuyên bố thâm nhập vào lĩnh vực chế tạo chip thì có rất nhiều sự phản đối, nhưng ông vẫn quyết đoán thực hiện, nhờ đó mới có một Samsung hùng mạnh về chip nhớ như ngày nay. Hãng Hyundai cũng đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực này.

GS Hiroshi Ochi (Nhật Bản) lại đưa ra một hướng tiếp cận khác đi đến thành công của ngành bán dẫn tại Đài Loan: Đưa nhân tài đào tạo tại Mỹ thâm nhập vào nền công nghiệp bán dẫn của Mỹ. Theo ông Phạm Bá Tuân, chiến lược xây dựng ngành sản xuất chip tại VN sẽ thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực. Từ đó mới có thể hấp dẫn các Cty bán dẫn nước ngoài đầu tư, qua đó chuyển giao kỹ thuật công nghệ.


 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo