Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Bộ vi xử lý do Việt Nam thiết kế bắt đầu bán ra thị trường

Bộ vi xử lý do Việt Nam thiết kế bắt đầu bán ra thị trường         
       Những chip vi xử lý do người Việt Nam nghiên cứu và phát triển đã chính thức được đưa ra thị trường vào ngày hôm nay (3-10), đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam thương mại hóa sản phẩm này.
Ngày 3-10, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM đã công bố bắt đầu bán ra bộ vi xử lý (chip) SG8V1, bộ Kit  DE-SG8V1 và những hỗ trợ kỹ thuật đi kèm như Môi trường thiết kế (IDE), Trình biên dịch (Compiler) do người Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Đây là lần đầu tiên chip vi xử lý của Việt Nam được chính thức đưa ra thương mại.

Theo ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC, sản phẩm chip SG8V1 hoàn toàn có khả năng cạnh tranh về tính năng và giá so với các chip ngoại nhập cùng loại (giá bán thấp hơn khoảng 60%).

Theo đó, giá thương mại được ấn định là 45.000 đồng/chip SG8V1 (với đơn hàng trên 1.000 chip) và nhiều mức giá khác nhau ứng với từng số lượng cụ thể. Trung tâm sẽ ưu đãi cho khách hàng sử dụng cho mục đích giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội…

Bộ vi xử lý do Việt Nam thiết kế bắt đầu bán ra thị trường

Ông Hoàng cho biết chip SG8V1 đã được áp dụng trên các thiết bị giám sát hành trình xe ô tô; hộp đen gắn trên xe máy; khóa điện tử giám sát quản lý hàng hóa trong xe container, điện kế điện tử 1 pha, moderm thu thập dữ liệu điện kế từ xa…

Theo ông Hoàng, trong quí 4 này, hàng loạt sản phẩm ứng dụng SG8V1 khác sẽ được đưa ra thị trường như sản phẩm KIT phát triển và giáo dục, điện kế điện tử 3 pha, đầu đọc RFID HF/UHF, thiết bị giám sát container lạnh, thiết bị đọc dữ liệu điện kế cầm tay, thiết bị quản lý và định vị nguồn phóng xạ.

Ngoài ra, khoảng 20 nhóm sản phẩm khác sẽ lần lượt được hoàn thiện và thương mại hóa trong thời gian tới, khẳng định tiềm năng ứng dụng, hiệu quả hoạt động trên hàng loạt thiết bị phần cứng của chip SG8V1, tạo tiền đề phát triển các dòng chip thương mại khác của Trung tâm ICDREC.

Ông Hoàng tính toán, nhu cầu sử dụng sản phẩm chip SG8V1 của thị trường trong nước là 1 triệu sản phẩm/năm.

Tại buỗi lễ công bố thương mại hóa sản phẩm chip vi mạch này, Trung tâm ICDREC cũng đã trao tặng chip thương mại SG8V1, KIT phát triển và giáo dục DE-SG8V1 cho đại diện 34 trường đại học,cao đẳng , trung học chuyên nghiệp, trung cấp dạy nghề và 25 tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp phát triển phần cứng, doanh nghiệp kinh doanh linh kiện điện tử tại TPHCM.

Tuy nhiên, cần nói rõ rằng dòng sản phẩm này Việt Nam chưa sản xuất 100% mà chỉ làm ở khâu quan trọng nhất là thiết kế, những vật liệu chứa đựng (phần cứng) này ICDREC phải đặt chế tạo ở nước ngoài. Thành quả này, theo ông Hoàng là nằm trong Chương trình phát triển công nghiệp vị mạch TPHCM.

Sự ra đời và thương mại hóa chip thương mại SG8V1 khẳng định vị thế dẫn đầu của TPHCM trong ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam, góp phần vào mục tiêu làm chủ công nghệ, đẩy mạnh tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TPHCM.

Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TPHCM nhận xét, sắp tới vi mạch sẽ trở thành sản phẩm cốt lõi, được sử dụng nhiều chất xám Việt trong hoạt động phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp trong nước có thể làm thêm phần cứng để chứa đựng sản phẩm vi mạch của Việt Nam thì sẽ tốt hơn; hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu các vật liệu dùng để làm phần cứng.

Đồng thời, chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013 – 2020 dự kiến sẽ có thêm 3 chương trình hoạt động mới là Phát triển công nghiệp MEMS (Micro-Electro-Mechanical Systems); Phòng thí nghiệm và sản xuất thử nghiệm vi mạch; Phát triển thiết bị đầu cuối sử dụng vi mạch Việt.

Hiện tại, UBND TPHCM tiếp tục đặt hàng với các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu về sản phẩm vi mạch (trong đó có ICDREC) thực hiện dự án mới về vi mạch trong năm 2014-2015. Đồng thời, TPHCM cũng đang hướng tới kế hoạch xây dựng nhà máy chế tạo vi mạch đầu tiên ở Việt Nam có vốn đầu tư khoảng 300 triệu đô la Mỹ.
 
 Nguồn: .thesaigontimes.vn
 

Latest IC Design Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo