Dù một năm kinh tế khó khăn, nhưng các công ty công nghệ vẫn nhận được khá nhiều đầu tư.
Đoạn video dưới đây của Topica giúp chúng ta có được bức tranh toàn cảnh về những nhà đầu tư lớn ở Việt Nam và các dự án startup họ đã đầu tư vào trong năm 2012.
Và đây là thông tin về các startup đã nhận được đầu tư trong năm 2012.
CyberAgent Ventures, từ Nhật Bản
- Tiki.vn - Bắt đầu với mục đích là nơi vận chuyển sách Tiếng Anh và Kindle vào Việt Nam nhưng Tiki gần đây đã mở rộng bán sách Việt Nam, tăng lượng đặt hàng điện tử của họ, và hiện đang đưa ra 1 lượng lớn mặt hàng từ đồ chơi cho đến các sản phẩm văn phòng.
- Foody.vn - 1 số người cho rằng đây sẽ là Yelp của Việt Nam. Đây có thể coi là 1 dự án tiềm năng khi tập trung vào phát triển thị trường địa phương. Trang này cũng cung cấp hệ thống coupon để khuyến khích khách hàng viết nhận xét và tận dụng hiệu ứng đám đông.
- MobiVi - 1 trong những startup hiếm hoi tập trung vào dịch vụ chi trả cho di động ở Việt Nam.
- NhacCuaTui - 1 trong những đối thủ lớn nhất của Zing trong ngành tải nhạc. Tải nhạc trên trang này là miễn phí, và chúng ta vẫn đang chờ xem liệu NhacCuaTui sẽ thay đổi thế nào khi áp dụng tiêu chuẩn quốc tế - như Zing đã làm.
Tập đoàn đầu tư Thịnh Vượng Việt Nam, từ Việt Nam
- Blue Up - 1 dự án giáo dục thú vị sử dụng Flashcard. Blue Up được thành lập trong sự kiện Startup Weekend tại thành phố Hồ Chí Minh.
Duxton Capital, từ Singapore
- VTC Online - 1 startup tham gia cả 2 lĩnh vực, 1 công ty truyền thông có vốn nhà nước tham gia cả thị trường game. Rõ ràng với lợi nhuận lớn đã đạt được, VTC Online là 1 trong những startup thành công nhất và từng bước đứng đầu làng game ở Việt Nam.
Quỹ đầu tư Kusto Tiger IT, từ Vietnam
- Wada.vn - Hiện nay là trang tìm kiếm lớn nhất được xây dựng tại Việt Nam. Đã ra mắt từ tháng trước và kì vọng sẽ giúp việc tìm kiếm bằng Tiếng Việt dễ dàng hơn rất nhiều trên Google.
- Everyday.vn - 1 dự án mua theo nhóm của Việt Nam, nhưng đang có xu hướng đi xuống.
Intel Capital, từ Mỹ
- VCCorp - 1 trong những công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam, nắm trong tay rất nhiều trang web từ lĩnh vực ca nhạc đến ẩm thực. VCCorp đã đạt được nhiều thành tựu trong vòng vài năm gần đây.
IDG Ventures, từ Mỹ
- Project Lana - 1 dự án vẫn chưa chính thức ra mắt, nhưng theo lời đồn đại sẽ gia nhập thị trường Thương mại điện tử và nhắm vào thị trường phụ nữ.
VCCorp, từ Vietnam
- Eat.vn – 1 dịch vụ giao nhận đồ ăn đến từ nước ngoài và đã dẫn đầu thị trường giao nhận đồ ăn trong vòng 1 năm rưỡi, hiện có rất nhiều dối thủ trong lĩnh vực này.
MJ Group, từ Vietnam
- Hungry.vn - 1 đối thủ mới trong lĩnh vực giao nhận đồ ăn.
- Yume – 1 website địa phương mới.
Đây là 1 bức tranh toàn cảnh thú vị về nơi mà các nhà đầu tư đặt tiền vào và những ngành mà họ nghĩ sẽ là tương lai của Internet Việt Nam.
Thực tế hiện này, có rất nhiều startup đã vấp phải vấn đề không hiểu thị trường Việt Nam. Họ thấy những mô hình thành công trên thế giới và bê y nguyên vè Việt Nam. Nhưng 1 số khác thì tập trung vào trung tâm của vấn đề như giải quyết việc chi trả bằng điện thoại – nhưng ý tưởng này lại có thể vấp phải vấn đề pháp lý.
Trong những startup trên, có 1 số startup thực sự rất có tiềm năng là Foody.vn, Tiki.vn, Lana. Foody.vn có thiết kế web đẹp (khá là hiếm đối với website tại Việt Nam) và họ thực sự để tâm đến thị trường Việt Nam. Họ có thể sẽ đạt được thành công lớn sau này. Tiki.vn đã làm rất tốt trong vòng 3 năm qua và tiếp tục phát triển theo phong cách Amazon nhưng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt. Dự án Lana, mặc dù chưa ra mắt nhưng với đội ngũ chắc cũng như tập trung vào phân khúc thị trường cụ thể, đây có thể coi là 1 dấu hiệu cho thành công.