Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Thực tế “dòm ngó” đến AMD của Intel, Apple,Samsung, Qualcomm

 

     Sau nhiều năm khó khăn trong kinh doanh cũng như các vấn đề nội bộ, AMD đang nằm trong tình trạng có thể bị… mua lại bởi một công ty máy tính khác do sự tụt giảm đáng kể về giá cổ phiếu cùng khoản nợ lên tới 2,04 tỷ USD.

Đó là thông tin đáng chú ý trong tháng vừa qua được hầu hết các tờ báo tài chính uy tín công bố. Danh sách “dòm ngó” đến AMD, những cái tên được nhắc tới nhiều nhất là Apple, Dell, Qualcomm, NVIDIA, Samsung và thậm chí là cả… Intel. Thực tế là như thế nào?


 

Intel đã có thể mua AMD?

Vài năm trước đây, việc Intel thâu tóm AMD là không thể bởi những rào cản pháp lý về vấn đề độc quyền do FTC và Uỷ ban Châu Âu đặt ra. Bản thân Intel có tới 60% thị phần trên thị trường máy tính cá nhân (bao gồm cả máy tính xách tay). Như thế, khi có cả AMD (vốn đang nắm khoảng 20% thị phần), Intel sẽ thực sự trở thành công ty độc quyền với hơn 80% thị phần. Vậy điều gì đã tạo ra sự thay đổi?

Thực tế hơn 2 năm qua, điện thoại thông minh và các dòng sản phẩm ARM đã làm qui mô thế giới vi xử lý thay đổi hoàn toàn. Bản thân thị phần và doanh thu của Intel cũng vì thế mà tụt xuống. Dù phần lớn người dùng vẫn phụ thuộc vào các mẫu vi xử lý x86 nhưng một lượng không nhỏ đã bắt đầu chuyển sang các dòng máy tính với chip ARM. Máy tính bảng và điện thoại thông minh đã chứng tỏ được năng lực của mình với các nhu cầu phổ thông như email, duyệt web, chơi một số game đơn giản… Điều này đã đẩy Intel cùng các nhà sản xuất x86 khác như AMD vào thế khó. Bản thân thị trường máy tính cá nhân (phần lớn là x86) đã tụt 14% trong quý cuối 2012. Ngày càng có nhiều người coi máy tính bảng là công cụ điện toán chính – kể  cả điện thoại thông minh. Chính vì ARM đang thống trị ở sân chơi di động, Intel phải đối mặt với những đối thủ mạnh như Apple, Samsung, Qualcomm, NVIDIA… Trong bối cảnh này, sẽ không quá ngạc nhiên nếu ý tưởng thâu tóm AMD trở nên có lý đối với Intel. Trước hết, AMD sẽ không quá “đắt tiền” vào thời điểm này do hãng đang gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, Intel vẫn rất mạnh về tiềm lực. Có được AMD, Intel sẽ cải thiện đáng kể năng lực đồ hoạ của các bộ xử lý – thứ mà chính họ đã mất rất nhiều năm vật lộn tìm giải pháp. AMD hiện cũng khá mạnh với chính các giải pháp ARM 64-bit dành cho máy chủ. Như thế, rõ ràng có AMD sẽ là điều giúp Intel tăng cường sức cạnh tranh của mình – dù vẫn còn một số trở ngại khó tránh khỏi.

Apple – AMD: vẫn cần giải bài toán hiệu quả

Theo nhà phân tích James Covello của Goldman Sachs, AMD đang phát triển khá tốt ở mảng sản phẩm đồ hoạ, trong khi các lĩnh vực còn lại đều nằm trong tình trạng tồi tệ. Theo Covello, AMD sẽ tiếp tục mất thị phần ở thị trường máy tính cá nhân vào tay Intel (có thể chỉ còn 13% trong 2014) trong khi không ngừng chịu thêm áp lực từ các công ty ARM ở mảng sản phẩm giá rẻ và tiết kiệm điện. Ông cũng cho biết trong tuần vừa qua cổ phiếu AMD tiếp tục giảm 14,4%.

Bản thân Apple cũng có mối quan hệ hợp tác khá hiệu quả với AMD trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó “Táo” cũng đang có khoản tiền mặt dự trữ lớn nhất trong số các công ty công nghệ hiện tại. Vào lúc này, dù các sản phẩm của hãng không hề sử dụng bộ xử lý AMD nhưng thế hệ Macbook Pro cũng như iMac/Mac Pro mới đều đang tích hợp bộ xử lý đồ hoạ Radeon HD của AMD. Nếu sở hữu AMD, Apple sẽ có thể tối ưu hoá sâu hơn nữa các linh kiện này cho nhu cầu riêng của mình.

Những đồn đoán về việc Apple đang dòm ngó AMD ban đầu đến từ việc hãng này muốn “đường ai nấy đi” với Samsung. Tuy nhiên, việc đưa AMD về sẽ không giải quyết được khó khăn của Apple theo hướng này bởi AMD không phải là nhà sản xuất chip số lượng lớn như Samsung mà chủ yếu chỉ thiết kế và bán các sáng chế. Như thế, dù việc mua lại AMD có thể giúp Apple nâng cao năng lực thiết kế nền tảng, họ vẫn sẽ cần một đối tác có thể sản xuất các linh kiện số lượng lớn. Lý do lớn nhất Apple muốn có AMD chính là sở hữu bộ phận đồ hoạ (ATI trước đây) của hãng này để sở hữu độc lập quy trình công nghệ cho cả bộ xử lý trung tâm lẫn bộ xử lý đồ hoạ trong các sản phẩm máy tính của mình. Dù vậy, dường như Apple vào lúc này đang khá hài lòng với các lựa chọn tuỳ ý từ các thành quả cạnh tranh của AMD và NVIDIA. Như thế, họ sẽ chưa muốn rước thêm sức ép vào bản thân. 

Samsung – xếp đầu trong danh sách khả thi

Samsung cũng không nằm ngoài danh sách có thể thâu tóm AMD. Trước tiên, hãng này đã đưa về rất nhiều các nhà thiết kế hàng đầu của AMD trong vài năm trở lại đây để xây dựng các nền tảng máy chủ tiết kiệm điện của mình. Bên cạnh đó, hãng cũng có khoản tiền mặt dự trữ lớn (trên 11 tỷ USD) – thừa đủ để mua AMD. Đáng kể hơn, trong bối cảnh đang tham gia các cuộc chiến bằng sáng chế khốc liệt với Apple, Samsung – hơn ai hết – sẽ coi 10.525 bằng sáng chế của AMD là một tài sản quý giá. Đáng kể hơn, trong chiến lược mới của Samsung, hãng đang muốn mở rộng hơn nữa các sản phẩm của mình trên nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Trong khi đó, điện toán và đồ hoạ là hai sở trường của AMD – hai món mà Samsung có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ TV thông minh cho tới thiết bị gia dụng. Riêng với các giải pháp Fusion APU là cầu nối lý tưởng giữa các dải sản phẩm hiệu năng cao và tiết kiệm điện.

Chiến lược mở rộng sản phẩm của Samsung có thể tạo ra lối đi chung với AMD

Về phía AMD, lợi ích là điều không cần tranh luận bởi Samsung đang là cái tên đầu bảng trong sân chơi di động – thứ mà AMD đang thiếu. Với sự hậu thuẫn của Samsung, AMD có thể đạt sức bật đáng kể - thậm chí Intel chưa chắc đã có nổi. Ngược lại, với Intel đang áp sát trong cuộc chiến chip di động, Samsung hẳn cũng muốn có một mảng sản phẩm x86 với khả năng đồ hoạ đủ mạnh để tạo thế đối trọng cần thiết. Bản thân dây chuyền sản xuất 32nm và 28nm của Samsung cũng sẽ là điều kiện lý tưởng cho mối quan hệ với AMD thực sự “cất cánh”. Câu hỏi duy nhất đặt ra là liệu Samsung có thực sự mong muốn vụ thâu tóm – khi mà nhà sản xuất này vốn có truyền thống “tự cung tự cấp” trong nhiều năm qua đồng thời thường có xu hướng tránh né các cuộc sát nhập / thâu tóm cỡ lớn?

Qualcomm – điều không thể xảy ra!

Việc AMD có thể về với các công ty máy tính như Dell, HP, Acer… đều bị các nhà phân tích phản đối. Lý do chính là bởi hầu hết các công ty này đều đang gặp khó khăn riêng của mình, họ đang lún sâu trong thị trường tiêu dùng và phần lớn đều đang viện tới sự trợ giúp của Intel để tồn tại (điển hình là trào lưu Ultrabook), vì thế họ không có lý do xác đáng nào đủ mạnh để làm phật lòng “đối tác ruột”.

Theo các nhà phân tích, ý tưởng Qualcomm thâu tóm AMD – là điều “ngớ ngẩn” – bất chấp việc đại gia chip ARM này đang có tới gần 11 tỷ USD tiền mặt trong tài khoản. Lý do là bởi một nhà sản xuất chip ARM không có dây chuyền sản xuất riêng như Qualcomm đi mua lại một nhà sản xuất chip x86 cũng không có dây chuyền riêng như AMD chỉ hợp lý nếu đó là cái tên đang đứng đầu danh sách – vị trí mà Intel đang nắm giữ.

Dù vậy, vẫn có một chi tiết của AMD có thể hấp dẫn Qualcomm, đó là việc hãng này đang sở hữu tới 10.525 bằng sáng chế và một số lượng lớn cổ phần trong dây chuyền sản xuất 28nm của TSMC – thứ mà Qualcomm đang thực sự cần. Ngoài ra, hiện tại Qualcomm đang sở hữu công nghệ đồ hoạ Imageon cũ của AMD thông qua việc thâu tóm toàn bộ mảng đồ hoạ di động của hãng này cách đây vài năm. Với những năng lực đồ hoạ mà AMD có, họ sẽ có thể góp phần nâng cấp hơn nữa nhóm sản phẩm Andreno cho Qualcomm.

Ngay ở khía cạnh nhân sự, giám đốc công nghệ cũ của AMD là Eric Demers hiện cũng đang làm việc cho Qualcomm. Với đặc điểm này, việc hợp nhất hai công ty về mặt kĩ thuật coi như đã có bước khởi đầu thuận lợi.

Về phía mình, các nhà sản xuất bên chiến tuyến ARM cũng có những thách thức phải xử lý. Họ cần phải đưa ra được những thế hệ chip mạnh mẽ hơn nếu muốn thắng trên sân chơi MTXT cũng như các thiết bị “lai”. Dù vậy, mảng sản phẩm này cũng đang có sức phát triển khá tốt. Riêng Apple – nhà sản xuất đang nắm sản phẩm iPad dẫn đầu trong cuộc chơi máy bảng cùng “sát thủ” iPhone vẫn trung thành với các dòng chip ARM do chính mình thiết kế. Riêng Qualcomm và NVIDIA với tư cách là nhà sản xuất chip đơn thuần đã ngày càng đưa ra những phiên bản mạnh hơn – điển hình là Snapdragon 800 và Tegra 4. Ngoài ra, cũng không thể không nhắc tới Samsung vốn đang tự biên tự diễn với các dòng sản phẩm Exynos.

Theo pcworld

 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo