Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Các loại tiêu chuẩn RFID là gì?

E-mail Print PDF

 

Thế nào là tiêu chuẩn RFID?

Tiêu chuẩn của RFID là những hướng dẫn quan trọng về kỹ thuật hay các đặc điểm chi tiết kỹ thuật của tất cả các sản phẩm RFID.  Các tiêu chuẩn này nhằm cung cấp thông tin về cơ chế vận hành của hệ thống RFID, thông tin của tần số hoạt động, cách truyền dữ liệu,  cách thu – phát tín hiệu giữa đầu đọc RFID và các thẻ từ.

Tại sao các tiêu chuẩn RFID lại quan trọng đến vậy?

Bởi vì các tiêu chuẩn RFID có nhiệm vụ đảm bảo rằng các sản phẩm RFID hoạt động với nhau một cách tương thích và hoàn hảo. Chúng hoạt động tự động hóa với nhau, không cần phải phụ thuộc vào đại lý hay người tiêu dùng phải tác động vào chúng. Đồng thời, các tiêu chuẩn RFID  còn cung cấp các thông tin quan trọng, nhằm hướng dẫn các nhà sản xuất hay người chế tạo có thể phát triển bổ sung thêm các sản phẩm khác hay cải tiến sản phẩm hiện có. 
 

ví dụ như các loại thẻ từ, đầu đọc, phần mềm ứng dụng và các phụ kiện đi kèm... 

Ngoài ra, các tiêu chuẩn RFID còn có giá trị đặc biệt khác, đó là giúp các công ty, các ngành công nghiệp có ứng dụng sản phẩm RFID mở rộng thị trường và tăng tính cạnh tranh hơn, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Điều này sẽ giúp thúc đẩy các sản phẩm RFID luôn ở trong cuộc đua hạ giá thành và tăng chất lượng.

Tiêu chuẩn RFID còn có giá trị làm tăng tính chính xác, tính ứng dụng và sự phát triển, phổ biến rộng rãi của các sản phẩm công nghệ.

Ai là người lập ra chúng?

Các tiêu chuẩn RFID được xác lập, hoàn thiện và ban hành bởi các cơ quan thuộc các ngành công nghiệp cụ thể trong phạm vi quốc gia, khu vực hay toàn cầu. Đối với các tiêu chuẩn trong phạm vi quốc tế, thì khung nội dung của các tiêu chuẩn sẽ có nhiều phần hơn. Tổ chức quốc tế ban hành tiêu chuẩn RFID hiện nay gồm: EPCglobal (tổ chức liên hợp GS1), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) Và Ủy ban Đa kỹ thuật (JTC 1) – một Ủy ban được thành lập bởi ISO và IEC. Bên cạnh đó, các đơn vị quy định khu vực sử dụng cũng có vai trò không nhỏ trong việc chi phối giá trị sử dụng của RFID, bao gồm: Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) do Hoa Kỳ phụ trách, Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) tại Châu Âu. Tại các khu vực khác cũng có các cơ quan quy định quy chế tiêu chuẩn riêng của mình.

Các tổ chức giám sát tiêu chuẩn RFID ứng dụng trong các ngành công nghiệp, cụ thể bao gồm các Hiệp hội Đường sắt Mỹ (AAR), Nhóm Tiêu chuẩn Công nghiệp ô tô (AIAG), các Hiệp hội Vận tải đường bộ Mỹ (ATA) và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). Ngoài ra, các nhóm Sáng chế  và cải tiến RFID GS1 VICS (VILRI) có nhiệm vụ giám sát các tiêu chuẩn xoay quanh lĩnh vực dán, gắn thẻ, tạo nhãn hiệu và việc ứng dụng công nghệ RFID trong suốt các khâu trong chuỗi kinh doanh bán lẻ.

Các tiêu chuẩn RFID hiện nay trên thế giới

Hiện tại, hệ thống RFID thụ động UHF là loại hệ thống RFID duy nhất được quy định bởi  tiêu chuẩn quốc tế,  có phạm vi ứng dụng toàn cầu.

Các hệ thống RFID chủ động, RFID thụ động LF, RFID thụ động HF và loại hệ thống RFID thụ động UHF, tất cả đều có tiêu chuẩn quy định riêng của mình, quyết định đến đặc tính từng sản phẩm ứng dụng có liên quan.

Như đã nói đến ở trên, hệ thống RFID thụ động UHF hiện nay là loại duy nhất được quy định bởi duy nhất một hệ tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn này được gọi là EPCglobal UHF Gen 2 V1 hay UHF Gen 2. UHF Gen 2 được định nghĩa là một loại giao thức truyền thông của một hiện tượng tán xạ ngược thụ động, chúng chỉ nhận dạng được tín hiệu vô tuyến từ đầu đọc RFID có mức dải tần số là 860MHz – 960MHz.

Các bài thử nghiệm kiểm tra chất lượng nhằm chứng nhận EPCglobal bao gồm các nội dung: Kiểm tra sự phù hợp, tương thích của hệ thống; Đảm bảo rằng các sản phẩm RFID đều phù hợp với chế độ, tiêu chuẩn UHF Gen 2;  cuối cùng là những bài thử nghiệm nhằm kiểm tra chắc chắn rằng các giao diện của các loại đầu đọc được thiết kế đúng để tương thích hoàn toàn với những sản phẩm Gen 2 khác. Trong khi hầu hết các thẻ RFID thụ động lấy tín hiệu sóng tần từ đầu đọc làm năng lượng hoạt động, kích hoạt vi mạch trong thẻ (IC) và tán xạ lại tín hiệu đến đầu đọc, thẻ BAP thì lại sử dụng một nguồn điện được tích hợp sẵn trong thẻ ( thường là pin) để khởi động các vi mạch, khi đó toàn bộ năng lượng nhận được từ đầu đọc sẽ được tán xạ ngược hoàn toàn đến đầu đọc. Tuy nhiên, không giống như bộ phận phát đáp tín hiệu, thẻ BAP không có bộ phận ăng-ten cho mình.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn UHF Gen 2 (hay còn được gọi là UHF Gen 2 V2, gọi tắt là G2) đang trong quá trình chờ kiểm nghiệm và phê duyệt. Tiêu chuẩn mới này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn V1 ban đầu, nhưng được cải tiến hơn về khả năng bảo mật thông tin dữ liệu chia sẻ trong hệ thống RFID được kỹ lưỡng và mạnh mẽ hơn, không chỉ nhằm bải vệ dữ liệu mà còn nhằm ngăn ngừa tình trạng bị thẻ giả trà trộn.

Với tiêu chuẩn G2, người dùng có thể ẩn tất cả, ẩn một phần, hoặc xóa dữ liệu trong bộ nhớ thẻ từ, tùy thuộc vào thiết lập quyền truy cập của đầu đọc và vi mạch. Nhằm khắc phục tình trạng đầu đọc hay thẻ bị truy cập trộm hay thậm chí là sửa đổi dữ liệu trong thẻ.  Điều này sẽ có tác dụng ngăn cản các hành vi trộm cắp dữ liệu hoặc trà trộn, làm giả thẻ.

Các tiêu chuẩn G2 cũng cung cấp một giải pháp chống hàng giả hữu hiệu liên quan đến lĩnh vực thẻ chứng thực mã hóa. Thẻ UHF Gen 2 V1 có cơ chế hoạt động là sẽ tán xạ ngược tín hiệu đến đầu đọc, cho nên chúng có nhược điểm là dễ bị sao chép để làm giả thẻ. Còn với phên bản tiêu chuẩn G2 thì khác, mỗi lần đầu đọc gửi một tín hiệu đến vi mạch trong thẻ, nó sẽ gửi kèm lệnh là một dãy số bí mật khác nhau và thẻ từ sẽ nhận lệnh và phản hồi lại đúng mã số chính xác mà đầu đọc cần để nhận dạng được tốt và bảo mật hơn.

Có thể nói, ngày nay, chính công nghệ RFID và hàng loạt ứng dụng bất tận của chúng đã góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt thế giới, giúp nâng cao chất lượng sống của con người thêm tiện nghi và hiện đại. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp ở trên sẽ giúp bạn có được cái nhìn cơ bản, rõ hơn về tiêu chuẩn RFID cũng như vai trò, tầm quan trọng của chúng trong việc ứng dụng và phát triển hệ thống RFID trong cuộc sống hằng ngày. 

(Sưu tầm & biên dịch: www.tbe.vn)

 

Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn

đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON

  HotLine: 0972 800 931 or 0938 838 404  Ms Duyên

 

Last Updated ( Thursday, 31 December 2015 11:08 )  

Related Articles

Chat Zalo