Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Basic Circuits (Những mạch điện cơ bản nên biết)

E-mail Print PDF
 2.Với những bạn mới học về thiết kế mạch khi chứng kiến thấy giáo của mình thiết kế một mạch điện cơ bản nào đó thấy họ thiết kế rất nhanh và luôn chính xác, các bạn gọi như vậy là Pro.
Thực ra họ cũng chưa chắc đã là Pro, họ làm được những điều như vậy đơn giản vì họ đã thiết kế những mạch đó quá nhiều lần, có kinh nghiệm.
- Chính vì vậy ở chủ đề này rất mong các thầy, các bạn, những ai có kinh nghiệm trong thiết kế mạch hãy chia sẻ những modul cơ bản nhất, thông dụng nhất để những bạn mới bắt đầu về điện tử có thể hiểu hơn về thiết kế mạch.
- Ngoài ra những bạn mới học hãy đặt những câu hỏi khi chưa hiểu một vấn đề gì đó, Cộng đồng sẽ giải đáp giúp các bạn. Hi vọng trong một thời gian ngắn các bạn cũng thành Pro.
  • Mạch kích (lái) cho Relay dùng transistor
1. 
2. 

Hình vẽ trên là hai cách mắc sử dụng transistor khác loại để kích dòng cho cuộn dây relay. Sau đây mình sẽ phân tích sơ qua một chút để các bạn hiểu về mạch này.
- Input là đầu vào có dòng nhỏ như đầu ra của các chân vi điều khiển, các IC như 555, TTL/ CMOD.
- Rb là trở hạn dòng cho transitor, nó có tác dụng điều khiển transistor hoạt động ở chế đố khóa điện tư.
- Dp: Là diode dùng để chống xung dội ngược lại khi relay nhấn/ nhả. Nó có tác dụng dập hồ quang và với vi điều khiển nó có thể giúp chống nhiễu khi relay hoạt động.
- Ngoài ra với cá nhân mình thường mắc thêm một con tụ hóa tầm 10~100uF mắc ngược chiều và song song với con diode. Tác dụng của tụ này là giúp cho relay đóng nhả không bị rung, không có hiện tượng lập bập trong quá trình đóng cắt.
Hai cắc mắc trên là hoàn toàn giống nhau về bản chất, nó chỉ khác nhau là một loại sử dụng bóng thuận và một loại sử dụng bóng ngược.
* Bây giờ chúng ta bắt đầu đi vào tính toán các giá trị của linh kiện trên mạch
- Đầu tiên tính toán dòng trên cuộn của relay:
Il=Vs/Rl
Với Il là dòng điện chạy qua cuộn relay
Vs là nguồn cấp
Rl là trở kháng của cuộn Relay
- Có được Il rồi thì ta có thể chọn được Transistor. Theo lý thuyết và thực tế thì hệ số khuếch đại của transistor Hef phải lớn hơn ít nhất 5 lần tỉ số giữa dòng qua cuộn Relay Il chia cho dòng vào transistor I (input)
Ta có: Hef >(hoặc =) 5*Il/I(input)
- Có Hef rồi ta hoàn toàn có thể chọn transistor phù hợp.
(Chú ý chọn sao cho Ic của transistor > Il)
- Còn Rb thì sẽ tính như thế nào?
Nếu đầu vào của tran sử dụng chung nguồn Vs ta sử dụng công thức:
RB = 0.2 * RL * hFE 
Trường hợp đầu vào sử dụng một nguồn khác, giả sử là Vcc là dùng công thức:
Rb = (Vcc*Hef)/(5*Il)
- Các diode bảo vệ các bạn có thể tùy chọn sao cho dòng đáp ứng được dòng dội về đột biến khi relay đóng cắt, và các diode này cũng không cần thiết phải đặc biết cho lắm, thường là những diode thông thường.
* Lý thuyết là một phần, sau đây mình sẽ đưa ra một ví dụ tính toán
Giả sử đầu vào input là đầu ra của một TTL IC dạng 74LSXX, các IC này cho ra dòng max chỉ có thể là 2mA và điện trở cuộn dây của relay là 160 ôm.
Nguồn Vs 12V
Ta có: Il=Vs/Rl = 12/160 = 75mA
Ta có thể tính Hef >(hoặc =) 5*Il/I(input) = 5*75/2 =187,5
Từ chỉ số Hef các bạn có thể chọn một transistor có Hef =200 và Ic =100mA
Tương tự sử dụng công thức trên ta có thể tính Rb ~2666.6 ôm => bạn có thể chọn Rb = 2,7K
-------------------------------
Có thời gian mình sẽ chia sẻ thêm cùng các bạn. Rất mong các bạn, các thầy, cô có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chia sẻ thêm những modul cơ bản khác.

Nguồn: http://codientu.org/

  • Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn

    đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON

      HotLine: 0972 800 931 or 0938 838 404  Ms Duyên

 

 

 

Related Articles

Chat Zalo