Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Lớp ngoài mạch in và các kiểu bảo vệ tăng cường

E-mail Print PDF

Lớp phủ chống hàn

Lớp sơn phủ lên trên toàn bộ bề mặt bảng mạch in chỉ để lại (hở) các phần mạch in các mặt phẳng điểm cần hàn (pad).

Lớp này phải chịu được nhiệt bên cạnh tác dụng bảo vệ phần còn lại của bảng mạch trong quá trình hàn sao cho chất hàn không thể bị thẩm thấu và thấm ướt. Đồng thời, lớp phủ chống hàn cũng là lớp cách điện, trong một vài tình huống đặc biệt lớp này là lớp hỗ trợ cách ly điện cao áp, bên cạnh đó chúng cũng giúp chống va đập gây trầy xước và cũng giúp nhận diện có va đập xảy ra khi có hiện tượng bong tróc.

Tạo lớp phủ chống hàn trong công nghiệp có thể là từ chất lỏng (sơn) hoặc tấm film mỏng.

Tại Việt nam giới làm mạch in gọi là “phủ xanh” (green coating) bảng mạch in, do ban đầu chỉ dùng một màu xanh lá (green). “Phủ xanh” trở thành tên gọi cho công việc sơn lớp phủ chống hàn quen thuộc và hiện được ghép với các màu, ví dụ với sơn không màu là “phủ xanh” trong, màu xanh lá (green) là “phủ xanh” xanh lá, “phủ xanh” xanh biển (hay trời) và “phủ xanh” đỏ. Trong thiết kế mạch in khi xử lý việc bằng cách tạo ra một lớp in che đúng phần cần hàn (gọi là lớp cấm “phủ xanh”) tiến hành sơn rồi lột bỏ lớp cấm “phủ xanh”

Vết Nhăn/Vết Nứt

Lớp phủ chống hàn yêu cầu đồng phẳng và phủ đều với bảng mạch, đặc biệt với lớp phủ dạng film thì hiện tượng nhăn/nứt là dấu hiệu không ổn cho bảng mạch.

Vết nhăn nứt có thể xuất hiện sau khi dùng vít để cố định bảng mạch điện

Phồng giộp, Trầy xước

Phồng giộp lớp phủ chống hàn thường do ẩm xâm nhập vào khi có nhiệt giản nở nâng lớp cao lên mà hình thành vết phồng giộp

Trầy xước do va đập vật lý

Hư Hỏng

Có vết bột trắng trên bề mặt bảng mạch, đây là dấu vết của việc mài mòn lớp phủ chống hàn

Đổi Màu

Có thể là màu sáng hơn so với nguyên thủy hoặc cháy nám, cháy đen với biểu hiện xuất hiện vết đen cac – bon.

Sơn/phủ bảo vệ (Conformal coating)

Là tiến hành tạo lớp phủ lớp cách điện trên toàn bộ hoặc một phần bảng mạch điện bao gồm cả các linh kiện trong vùng có yêu cầu.

Sơn/phủ bảo vệ có 3 trường hợp, (1) sơn lớp mỏng (thường trong suốt) cho phép quan sát bảng mạch điện như bình thường, (2) nhúng bảng mạch điện vào dung dịch bảo vệ lỏng có màu tối (đen) hoặc đục (sữa) tạo nên một lớp phủ bảo vệ dày không còn cho phép thấy được cụ thể linh kiện mà có thể chỉ nhìn thấy hình dáng, (3) đổ ngập sâu toàn bộ phần bảng mạch cùng linh kiện chỉ chừa phần kết nối điện (để liên kết với các phần khác)

Bao Phủ

Bảng mạch điện được bao phủ lớp bảo vệ với tình huống sơn phủ cần phải đáp ứng đảm bảo độ trong suốt có thể quan sát được các linh kiện trên đó. Để có thể quan sát và kiểm soát được lớp sơn phủ, chất sơn phủ phải pha kèm chất phát quang dưới ánh sáng đặc biệt.

Độ Dày

Độ dày lớp sơn phủ là có khác biệt giữa khi vừa sơn (ướt) và sau khi sấy (khô)

Thông thường độ dầy được xác định khi lớp sơn đã khô cứng, vị trí đo là các mặt phẳng bảng mạch trống không có linh kiện

AR

Acrylic Resin

0.03 – 0.13mm

ER

Epoxy Resin

0.03 – 0.13mm

UR

Urethane Resin

0.03 – 0.13mm

SR

Silicone Resin

0.05 – 0.21mm

XY

Paraxylyrene Resin

0.01 – 0.05mm


Phủ Nhựa

Là việc điền đầy và có thể là lấp kín không còn nhìn thấy rõ bảng mạch cùng với linh kiện, kỹ thuật này thường áp dụng cho mạch điện dễ bị sốc hoặc với mục đích ngăn/chống các tác động như nước, ẩm, hóa chất hay chất ăn mòn.

http://www.laprapdientu.vn/

Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn

đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON

  HotLine: 0972 800 931 Ms Duyên

 
 

 

 

Related Articles

Chat Zalo