Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Phân biệt vi điều khiển - CPLD - FPGA

E-mail Print PDF
FPGA là gì?
FPGA là chip lô-gic số lập trình được. Nghĩa là bạn có thể sử dụng chúng để lập trình hầu hết các chức năng của bất cứ mạng số nào.

 
 
 
 
 
Các bước cơ bản khi chúng ta làm việc với FPGA là:
-Dùng máy tính mô tả một chức năng lô-gic mong muốn. Tức là vẽ sơ đồ mạch chức năng rồi viết code mô tả chức năng đó.
-Tổng hợp code sử dụng phần mềm được cung cấp bởi các nhà cung cấp FPGA như Quartus của Altera hoặc ISE của Xilinx.
-Kết nối KIT nạp FPGA với máy tính, và KIT nạp FPGA với KIT FPGA và nạp file binary lên chip FPGA. Với KIT DE1, DE2, phần nạp đã được tích hợp sẵn.
Chú ý một số điểm sau:
-Số lần nạp FPGA: không giới hạn.
-Dữ liệu (chương trình) nạp trong FPGA bị mất khi ngừng cấp nguồn (mất điện) giống như RAM trong máy tính vậy. Như vậy, muỗn lần ngắt nguồn và bật lại thì ta phải nạp lại FPGA. Muốn lưu giữ lại chức năng đã lập trình cho FPGA thì ta phải mắc thêm ROM ngoài. ROM này có nhiệm vụ lưu file nạp binary và tự động nạp lại cho FPGA mỗi khi bật nguồn như vậy dù có ngắt nguồn FPGA vẫn “không bị mất” dữ liệu.
Nhà cung cấp FPGA là ai?
Hiện tại có hai công ty hàng đầu thế giới về các sản phẩm FPGA là XiLinx và Altera. Bên cạnh đó còn có Lattice, Actel, SiliconBlue

FPGA và CPLD là như nhau không?
FPGA và CPLD đều là linh kiện logic lập trình được nhưng chúng rất khác nhau. Những điểm khác biệt đó là:
   -FPGA và CPLD đều cấu tạo từ các cell-logic là sự kết hợp của một khối lo-gic và Flip-Flop. Nhưng, FPGA là linh kiện “fine-grain”, nghĩa là mật độ các cell logic lớn(lên đến cả trăm ngàn) vì kích thước các khối lô-gic nhỏ. CPLD là linh kiện "coarse-grain", nghĩa là mật độ các cell logic rất ít (xét trên cùng diện tích với FPGA) vì kích thước các khối lô-gic lớn.
   -FPGA giống như RAM, phải nạp lại mỗi khi bật nguồn. CPLD giống như EEPROM chỉ cần nạp một lần và không bị mất chức năng sau khi ngắt nguồn.
   -FPGA có nhiều tài nguyên định tuyến đặc biệt để thực hiện các chức năng toán học như các bộ đếm, bộ cộng, bộ so sánh, v.v… còn CPLD thì không.
Vi điều khiển khác với FPGA ở điểm nào?
   -FPGA có các phần tử lô-gic chạy theo dạng song song. Vi điều khiển dựa trên cấu trúc CPU thực thi theo mã lệnh theo dạng tuần tự.
   -FPGA dùng ngôn ngữ lập trình phần cứng (Verilog, VHDL) và lập trình trên FPGA gọi là lập trình phần cứng. Lập trình vi điều khiển gọi là lập trình phần mềm dựa trên phần cứng có sẵn.
   -Để thấy được sự khác nhau, Ta có ví dụ như sau. Ta có một chip FPGA, ta sử dụng ngôn ngữ Verilog hoặc VHDL để “viết” ra chức năng của một vi điều khiển. Biên dich và nạp phần thiết kế bằng Verilog hay VHDL này lên FPGA thì con FPGA sẽ như một con vi điều khiển và người lập trình ứng dụng có thể dùng ngôn ngữ như Assemble hay C để lập trình cho con “vi điều khiển FPGA” này như việc lập trình cho các con vi điểu khiển khác mua trên thị trường. 
RAM nội
Trong các FPGA sau này đều có các khối RAM tĩnh được điều khiển bởi các thành phần lô-gic
1. ​​

Block RAM - khối RAM trong FPGA​​
 
Xử lý của RAM nội
2. ​​

Có rất nhiều thông số tác động lên xử lý của RAM nội. Thông số chính là “số tác nhân” có thể truy cập RAM cùng một lúc.
   -“Single-port” RAM (RAM đơn port): chỉ một tác nhân có thể đọc/ghi RAM
   -“Dual-port” RAM (RAM 2 port), “quad-port” RAM (RAM 4 port): Có hai/bốn tác nhân có thể đọc/ghi RAM. Mỗi tác nhân có thể sử dụng clock khác nhau, điều này rất quan trọng khi ta cần chuyển dữ liệu từ miền clock này sang miền clock kia.
Để tính xem có bao nhiêu tác nhân có thể truy cập RAM thì ta đếm số bus địa chỉ. Mỗi tác nhân có một bus địa chỉ riêng, một bus đọc dữ liệu và một bus ghi dữ liệu.
3. 

RAM 2 port (2 tác nhân truy cập)​​
​​
Việc ghi vào RAM luôn luôn được thực hiện đồng bộ. Việc đọc cũng vậy nhưng có đôi khi được thực hiện bất đồng bộ.

RAM khối (Blockram) và RAM phân bố (Distributed RAM)

Hiện tại có hai loại RAM nội trong FPGA là RAM khối và RAM phân bố. Kích thước RAM dùng để xác định loại được sử dụng.

Các khối RAM lớn gọi là “RAM khối”, nó được đặt trong các vùng chuyên biệt trong RAM. Mỗi FPGA có một số giới hạn loại RAM này và chúng chỉ có chức năng là RAM chứ không thể dùng cho bất cứ chức năng nào khác.

Các khối RAM nhỏ đặt trong các “RAM khối nhỏ hơn” (Altera) hoặc dưới dạng “RAM phân bố” (Xilinx). “RAM phân bố” cho phép dùng các logic-cell của FPGA như là các RAM cực nhỏ, loại RAM này phân bố linh động trong FPGA mà không gom chung trong một vùng (một logic-cell giống như một RAM cực nhỏ). Altera thì xây dựng các “RAM khối” với kích thước khác nhau đặt khắp trong lịn kiện nhưng độ linh động vẫn không bằng “RAM phân bố”. 
FPGA có cấu tạo như thế nào​?
4. 
Các logic-cell
FPGA có cấu tạo từ các logic-cell. Về cơ bản một logic-cell gồm một bảng tra (LUT), một Flip-Flop và một mux 2 sang 1 (để có thể bỏ qua Flip-Flop nếu muốn). Một LUT giống như một RAM nhỏ có thể thực thi một chức năng lô-gic nào đó và LUT có các ngõ vào (input). Ví dụ như hình minh họa là 4 ngõ vào.
 
Kết nối logic-cell (Interconnect)
Các logic-cell được kết nối với nhau thông qua các “tài nguyên liên kết”, là các dây nối và mux được đặt xung quanh logic-cell. Mỗi logic-cell có thể nhỏ nhưng có rất nhiều các kết nối đến chúng để có thể tạo ra các chức năng lô-gic phức tạp.
6. 
Các IO-cell
Các dây nối còn được đưa đến biên của linh kiện. Biên linh kiện có đặt các IO-cell để kết nối ra các chân của FPGA.
7. 
Các chuỗi nhớ và định tuyến chuyên dụng (Dedicated routing/carry chains)
Bên cạnh các kết nối thông thường thì các “tài nguyên kết nối đa năng” cũng được thêm vào. Trong FPGA, các logic-cell liền kề nhau có các đường kết nối nhanh chuyên dụng (fast dedicated lines). Loại đường nhanh chuyên dụng phổ biến nhất là “chuỗi nhớ” (carry chains). Chuỗi nhớ cho phép tạo các chức năng toán học (như bộ đếm và bộ cộng) rất hiệu quả với tài nguyên logic thấp và tốc độ xử lý cao.
8. 

Với các công nghệ thấp hơn như PAL hay CPLD thì không có các “chuỗi nhớ” này vì vậy tốc độ bị giới hạn khi các xử lý toán học được yêu cầu.

Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng      -     Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng

Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc

    Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn

Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng

Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON  

 

Hotline: 0972.800.931 - 0938.838.404 (Mr Long)

Last Updated ( Wednesday, 17 October 2018 18:22 )  

Related Articles

Chat Zalo