Hôm nay SEMICON sẽ giới thiệu với các bạn cơ bản về CAD (Computer Aided Design - Thiết kế dựa trên máy tính) hay EDA (Electronic Design Automation - Tự động thiết kế điện tử). Đây là một thuật ngữ luôn luôn được nhắc đến trong ngành Thiết kế Vi mạch, đặc biệt là Thiết kế Vi mạch Số.
1. EDA Tools! Con át chủ bài?
Khi mà các mạch số ngày càng trở nên phức tạp cả về cấu trúc cũng như tính năng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người, thì chi phí cho việc thiết kế bằng tay các mạch số trở nên tốn kém vì nó cần một lượng lớn Kỹ sư làm việc trong một khoảng thời gian dài, từ việc thiết kế, mô phỏng, cho đến layout mạch, và nếu trong bất kỳ khâu nào xảy ra lỗi thì chi phí cho việc truy vết để tìm nguyên nhân gây lỗi nhiều khi còn lớn hơn cả chi phí để thiết kế từ đầu. Đây là điều mà một doanh nghiệp không muốn phải đối mặt, chính vì thế các EDA Tool đã được phát triển nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về tiền lương, giảm thời gian thiết kế, tăng tính năng của sản phẩm, cũng như tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường. Như vậy có thể hiểu rằng, việc ra đời các EDA Tool xất phát từ mục đích lợi nhuận của các doanh nghiệp.
2. EDA Tool dưới góc nhìn của người kỹ sư?
Tôi, và có lẽ có cả bạn nữa, những con người đam mê kỹ thuật, và chúng ta muốn biết các EDA Tool đem lại lợi ích gì cho chúng ta ở khía cạnh chuyên môn (ở đây là kỹ thuật) chứ không phải ở khía cạnh lợi nhuận của các doanh nghiệp. Và sau đây là 4 lợi ích tiêu biểu nhất của các CAD Tool:
- Giảm đáng kể thời gian thiết kế (thời gian tính từ thiết kế cho tới thời gian có bản layout hoàn chỉnh sẵn sàng cho việc chế tạo) cũng như thời gian quay vòng thiết kế (thời gian hao phí do phải lặp lại quy trình thiết kế do một số lý do như: phát hiện ra lỗi, đặc tả thay đổi, công nghệ thay đổi, thư viện thay đổi ....)
- Giúp quản lý các thiết kế phức tạp cả về tính năng và cấu trúc mạch
- Cho phép khám phá không gian thiết kế
- Giúp cải thiện các đặc tính thiết kế
3. EDA Tool trong Thiết kế Vi mạch Số:
Có 4 bước của việc sử dụng các EDA tool:
- Simulation (mô phỏng): Phân tích một thiết kế ở nhiều mức trừu tượng khác nhau, chẳng hạn như device-level, gate-level, rtl-level, ...
- Synthesis (tổng hợp): Chuyển một thiết kế từ mức trừu tượng cao hơn (rtl-level) thành mức trừu tượng thấp hơn (gate-level hay còn gọi là nestlist)
- Verification (xác minh): Đảm bảo chức năng của thiết kế là chính xác và tuân theo các yêu cầu thiết kế
- Testing (kiểm tra sau khi đã chế tạo): Tạo ra các test-case nhằm kiểm tra tính chính xác của mạch sau khi đã chế tạo
Nguồn: Thegioivimach
Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng - Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng
Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc
Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn
Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng
Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON
Hotline: 0972.800.931 - 0938.838.404 (Mr Long)