Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Kính áp tròng dùng thuốc nhuộm giúp người bị mù màu phân biệt được màu sắc

E-mail Print PDF

Nhiều tật khúc xạ hay bệnh liên quan đến mắt đã được chữa trị một phần nhờ kính áp tròng và hôm nay là một loại kính giúp người bị mù màu nhìn thấy màu chính xác. Đây là một sản phẩm của các nhà nghiên cứu đến từ đại học Birmingham (VQ Anh), họ cho biết loại kính áp tròng này sử dụng một loại thuốc nhuộm giá thành thấp và có thể giúp "chỉnh màu" đối với một số chứng mù màu nhất định, không phải tất cả.

 


Đôi mắt chúng ta lĩnh hội được màu sắc nhờ những chùm tia sáng phản chiếu từ vật thể đập vào các tế bào hình nón ở sau mắt. Những tế bào khác nhau sẽ tiếp nhaận những bước sóng ánh sáng khác nhau và cùng nhau, chúng cho phép chúng ta thấy được toàn quảng phổ màu. Khi những tế bào hình nón này không hoạt động chính xác, thường là do di truyền thì chúng tác động đến khả năng cảm nhận một số màu sắc nhất định, đây cũng là chứng bệnh mù màu hay thiếu thị giác về màu sắc (CVD). 

Dạng CVD phổ biến nhất thường tác độ đến các phần màu đỏ và xanh lá trong phổ màu. Khi ánh sáng từ các màu sắc này đi vào mắt, các tế bào hình nón nhạy màu đỏ và các tế bào hình nón nhạy màu xanh bị kích hoạt đồng thời, do đó người mắc CVD không thể nhận biết sự khác biệt giữa 2 màu sắc này. Sự lẫn lộn về màu sắc này khiến họ chỉ thấy một thứ lờ mờ của màu vàng và nâu, từ đó khiến họ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như phân biệt đèn tín hiệu giao thông.

Đã có những nghiên cứu tìm cách khắc phục vấn đề này, điển hình là sử dụng liệu pháp gene để nuôi cấy các tế bào hình nón mới trong mắt của những người bị mù màu hay một loại kính mát điều chỉnh màu sắc của công ty có tên EnChroma. Tuy nhiên, những liệu pháp hay thiết bị như vậy thường có chi phí cao, chưa kể là khá vướn víu và không thể dùng với các loại kính chữa tật khúc xạ (chẳng hạn như người vừa bị mù màu, vừa bị cận thị).


Vì vậy, các nhà nghiên cứu tại đại học Birmingham nghĩ ra giải pháp về một loại kính áp tròng được nhuộm màu bằng một loại chất nhuộm dẫn xuất từ rhodamine có khả năng hấp thụ những bước sóng ánh sáng giữa đỏ và xanh lá. Bằng cách chặn những bước sóng ánh sáng này, người mắc CVD có thể phân biệt tốt hơn giữa 2 màu sắc.

Haider Butt - lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại đại học Birmingham cho biết: "Kính áp tròng rất lyys tưởng để dùng làm công cụ điều chỉnh màu sắc đối với những người mắc CVD bởi nó có thể mang lại tác dụng trên toàn trường quan sát. Thêm vào đó, quá trình nhuộm màu mà chúng tôi thực hiện không cần đến các bước chuẩn bị phức tạp, cũng không độc hại đối với mắt người và phương pháp này có thể được áp dụng trên cả kính mắt thường lẫn kính áp tròng với chi phí thấp."

Các nhà nghiên cứu tại Birmingham đã thử nghiệm ý tưởng này trên nhiều người bị CVD không thể phân biệt 2 màu đỏ và xanh lục và các bệnh nhân đều phản hồi tích cực. "Chúng tôi đang tìm cách sử dụng một kỹ thuật tương tự để điều chỉnh giữa màu tím và xanh cũng như đưa nhiều loại chất nhuộm khác nhau vào kính áp tròng để có thể điều chỉnh sai lệch đỏ-xanh lá và tím-xanh dương đồng thời. Hoạt động thử nghiệm lâm sàn thương mại sẽ được tiến hành sớm," Butt nói.

Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng      -     Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng

Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc

 Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn

Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng

Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON  

 

Hotline: 0972.800.931 - 0938.838.404 (Mr Long)

 

 

Related Articles

Chat Zalo