Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Thu nhỏ thiết bị nội soi bằng kích thước một sợi tóc

E-mail Print PDF

Các nhà khoa học vừa đạt được kỳ tích thu nhỏ một thiết bị nội soi bằng cáp quang thành kích thước của một sợi tóc để khám phá bộ não của một con chuột còn sống.

Thử nghiệm của thiết bị mới này được thực hiện trên não của một con chuột đang sống đã được gây tê. Thiết bị được đưa vào não qua một đường rạch ở đáy hộp sọ. Các nhà khoa học lạc quan về khả năng trong tương lai, việc nội soi não ở người sẽ đi qua... đường mũi.

Thu nhỏ thiết bị nội soi bằng kích thước một sợi tóc - 1

Các nhà khoa học đã sử dụng một sợi thủy tinh có đường kính 120 micron, tức mỏng hơn 5 đến 10 lần so với sợi nội soi tốt nhất đang sử dụng hiện nay, với độ phân giải hình ảnh khoảng một micron. Để đạt được độ phân giải nhỏ bé này, các nhà nghiên cứu đã phải đẩy các định luật quang học lên đến giới hạn tột cùng.

Đây là một sợi thủy tinh đa chức năng, có thể chiếu sáng môi trường xung quanh bằng một chùm tia nhỏ, và thay đổi hướng quan sát bằng cách thay đổi hướng của dòng ánh sáng phát ra chứ bản thân sợi quang không cần phải xoay chuyển.

Ánh sáng được các mô đối tượng phản xạ thành nhiều tia có bước sóng dài truyền theo hướng ngược lại và chuyển đến một thiết bị quang học tương thích (vẫn được sử dụng trong thiên văn), một thiết bị phân tích nhiễu sóng sẽ biến đổi những tín hiệu lộn xộn này trở thành những hình ảnh rõ ràng.

 

Hiện nay vẫn chưa có kỹ thuật hình ảnh nào có thể theo dõi được hoạt động của các tế bào thần kinh trong não sống. Các phương pháp không xâm nhập não như MRI (cộng hưởng từ) và các phương pháp khác, không có khả năng phân giải như vậy. Còn các phương pháp xâm nhập như nội soi lại không thể thâm nhập sâu hơn 1,6 mm mà không làm tổn thương cho não.

Trong thử nghiệm với sợi quang siêu nhỏ này, các nhà khoa học đã tìm được cách thâm nhập sâu 100 micron vào não chuột mà không làm tổn thương não bằng cách lách tránh các mạch máu và mao mạch, nhờ vậy sẽ nhìn thấy được xa hơn để có thể can thiệp vào não khi cần.

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng theo các nhà nghiên cứu, việc quan sát sự hoạt động đầy đủ của các tế bào thần kinh trên một chủ thể sống mà không gây thiệt hại cho não, chính là một kỳ tích cho khoa học thần kinh. 

Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng      -     Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng

Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc

Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn

Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng

Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON  

 

Hotline: 0972.800.931 - 0938.838.404 (Mr Long)

 

Last Updated ( Thursday, 06 September 2018 19:43 )  

Related Articles

Chat Zalo