Hình
chụp dưới đây cho thấy các dụng cụ thiết yếu của người chơi
môn điện tử, cây hàn, chì hàn, cây hút chì, kèm cắt kèm mỏ
nhọn, máy khoan lỗ…. Dĩ nhiên không thể không có máy đo VOM và
các bo mạch dùng lắp ráp các kiểu mạch điện.
Hai dạng máy đo luôn có trên bàn thợ: Máy đo kim hiển thị các đại
lượng theo dạng analog và máy đo số hiển thị theo dạng digital.
Các dạng bo dùng ráp mạch: bo cắm đa năng, dùng ráp thực nghiệm, bo lỗ dùng dây nối mạch và bo mạch in.
Giải thích các mạch điện thực hành cơ bản:
Viết
đến đây, tôi muốn dừng lại “tâm sự” với các Bạn thích chơi môn
điện tử. Theo tôi, chung quanh chúng ta luôn tồn tại 2 thế giới,
đó là thế giới thông tin và thế giới thật.
* Thế giới thông tin,
liên quan đến thông tin có trong các bài viết, và liên quan
đến các cách trình bày: viết bài trên giấy, biểu diễn bài
học bằng phim ảnh, nghe giảng trong lớp, trao đổi kinh nghiệm
với các Bạn thợ…Với các phương tiện ngày một tiến bộ, các
ý tưởng sẽ càng được diển đạt hấp dẫn hơn, đa dạng hơn, nhiều
Bạn xem và đọc cảm thấy rất dễ hiểu, rất tường minh…nhưng
nó vẫn chỉ là phạm trù thuộc thế giới thông tin mà thôi. Nói
như vậy có nghĩa là không thể chỉ có đọc nghe hiểu là đã có
thể làm được các thứ mình muốn.
* Thế giới thật,
nó có liên quan đến đôi tay, đến công việc làm, đến các sản
phẩm do chính chúng ta làm ra. Nó là thực tế của cuộc
sống. Do vậy, Bạn phải làm và làm cho được các thứ mà mình
muốn. Nếu chưa làm được và không cố gắng học làm, thì mọi
thứ cũng chỉ có trên “trang giấy mà thôi”. Cái bệnh nói nhiều
mà làm không xong này, ngày nay nhiều Bạn trẻ dễ bị dính lắm.
Một lần nữa tôi muốn nói “hãy bắt tay vào làm cho ra cái
mình muốn, đó mới là cuộc sống thật của người chuyên viên
điện tử vậy”.
Trong
mạch này, ic 555 ráp thành mạch dao động tạo xung nhịp, tần số
xung nhịp phụ thuộc vào điện trở 100K, biến trở 1M và tụ
10uF. Vậy khi Bạn điều chỉnh biến trở sẽ làm thay đổi tần số
xung nhịp. Tín hiệu dạng xung lấy ra trên chân số 3 đưa vào chân
số 14 của ic 4017. Chúng ta biết ic 4017 là ic đếm hệ thập
phần, mỗi lần có một xung vào trên chân số 14 thì trên 1 trong
10 ngả ra sẽ nhẩy lên mức áp cao và làm sáng Led. Các mức áp
cao lần lượt cho ra trên các chân: 3 (0), 2 (1), 4 (2), 7 (3), 10 (4), 1 (5), 5 (6), 6 (7), 9 (8), 11 (9).
Trong bảng Bạn phân phối trạng thái sáng tắt của các Led
đỏ-vàng-xanh theo trình tự của đèn giao thông và dùng các diode
1N4148 gắn vào các đường ra để có trạng thái sáng theo bảng.
IC 4017 làm việc với chân số 8 cho nối masse và chân 16 cho nối
nguồn V+. Chân chống đếm 13 cho nối masse và trên chân 15 đặt
mạch reset để mỗi lần mở điện, ic đếm sẽ khởi đầu từ trị số
0.
Nguyên
lý làm việc của mạch này cũng giống như mạch điện trên, mạch
dùng ic timer 555 tạo xung nhịp, với trị của tụ 0.01uF đặt trên
chân số 2, xung nhịp sẽ có tần số cao. Xung này lấy ra trên
chân số 3 và cho vào trên chân 14 của ic 4017 dùng đếm hệ cơ 10.
Chúng ta bố trí 7 Led và các diode 1N4148 tạo thành hình con
xúc xắt, hay hột xí ngầu, Bạn xem hình.
Bình
thường chân số 13 cho treo lên mớc áp cao với điện trở 10K, nên
nó ở trạng thái chống đếm, xung vào trên chân số 14 không có
tác dụng đến các ngả ra, khi Bạn bấm nút nhấn cho chân số 13
nối masse, xung vào trên chân 14 sẽ làm cho các Led nhấp nháy
rất nhanh, và ngay khi Bạn bỏ nút nhấn ra thì mạch đếm dừng
nhẩy và sẽ cho hiện ra một trong 6 con số, đó là: Nhất – Nhị –
Tam – Tứ – Ngũ – Lục. Điều này mô phỏng trò chơi ném hạt xí
ngầu trong đĩa và mặt nào hiện ra hoàn toàn có tính ngẩu
nhiên.
Cũng
với ic 555 tạo xung nhịp, xung ra trên chân số 3 và cho vào chân
14 của ic 4017 dùng đếm hệ cơ 10, chúng ta sẽ lần lượt có mức
volt cao xuất hiện trên các chân 3, 2, 1, 4, 7, 10, 1, 5, 6, 9, 11.
Chúng ta dùng các diode 1N4148 lấy xung trên các chân ra cho kích
thích chân B của một transistor và dùng dòng điện chảy ra trên
chân C để kích sáng một bóng đèn tim. Với cách sắp xếp
kiểu nhấp nháy như hình trên, chúng ta sẽ có sự chớp sáng của
một đèn tháp, có thể dùng đèn này làm đèn tín hiệu dùng
trong đêm tối. Mạch rất đơn giản, cơ hội ráp thành công gần như
100%. Hãy thử xem!
Cơ bản,
mạch này cũng là mạch tạo xung nhịp, cho mức áp cao lần
lượt xuất hiện trên các ngả ra 3, 2, 4, 7, 10, 1, 5, 6, …Trên
các chân này chúng ta gắn các Led với điện trở hạn dòng, trong
mạch dùng 8 Led và sắp theo hình trái tim, và như vậy khi
mạch được cấp điện các Led này sẽ lần lượt phát sáng, và
chúng ta sẽ có hình trái tim với các điểm sáng nhấp nháy quay
vòng. Dĩ nhiên Bạn cũng có thể dùng các điểm Led này sắp
xếp theo các hình ảnh khác, và trên một chân ra của ic 4017
cũng có thể dùng nhiều Led. Ở chợ điện tử Nhật Tảo, người ta
dùng mạch này làm các đèn hào quang với các vòng Led nhấp
nháy rất đẹp.
Mạch
dùng ic 4060B đếm xung nhịp theo kiểu dợn sóng, do trong IC này
đã có mạch dao động tạo xung nhịp nên không cần đưa xung nhịp
từ bên ngoài vào. Tần số xung nhịp có thể điều chỉnh với
biến trở 47K. Chúng ta có thể dùng xung ra trên các chân 4, 5 và
6 có tần số xung nhịp khác nhau để kích sáng các dãy Led
nhấp nháy theo nhịp khác nhau, chúng ta dùng mức volt cao thấp
ra trên các chân này để kích thích các đèn Led. Với mức áp
cao, dãy Led bên dưới sẽ sáng và với mức volt thấp dãy Led bên
trên sẽ sáng. Bây giờ Bạn cho bố trí các Led trên các hình
ảnh, dùng sự nhấp nháy của các Led để làm cho hình sống động
hơn, nhất là về đêm.
Ghi nhớ:
Nếu dùng nguồn nuôi volt cao, trên các dãy Led Bạn nên thêm điện
trở hạn dòng, không để dòng qua Led quá lớn, dễ làm hư Led hay
hư ic 4060B.
Mạch
này cũng dùng ic 4060B làm việc như mạch trên, các dãy Led có
nhịp nhấp nháy nhanh chậm khác nhau lấy ra trên các chân 4, 5, 6
cho bố trí trên cây thông Giáng sinh, nó làm cho cây thông thêm
phần sinh động khi về đêm. Dĩ nhiên, Bạn cũng có thể bố trí
các dãy đèn Led này trên các vật thể khác, như trang trí bàn
thờ, trang trí trên hòn non bộ, trang trí trên các bảng
hiệu…Mạch dùng ít linh kiện nên rất tiện dụng, phải không?
Phụ lục
Sau đây là các bảng tra, giúp Bạn biết chức năng, biết công dụng của các IC logic thông dụng
<nguồn: phuclan shop>
Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn
đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON
HotLine: 0972 800 931 or 0938 838 404 Ms Duyên