Những điểm cơ bản về Transistor

Print

1 - Giới thiệu về Transistor

1.1 - Cấu tạo của Transistor. ( Bóng bán dẫn )


Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau .


Cấu tạo Transistor

Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp.

Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát (Emitter ) viết tắt là E,  và cực thu hay cực góp ( Collector )viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P )nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau được.

1.2 -  Nguyên tắc hoạt động của Transistor.

* Xét hoạt động của Transistor NPN .



Mạch khảo sát về nguyên tắc hoạt
động của transistor NPN

IC = β.IB

Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE

do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vượt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏ
trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor.

* Xét hoạt động của Transistor PNP .

Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor NPN nhưng cực tính của các nguồn điện UCE và UBE ngược lại . Dòng IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.

2 - Ký hiệu và hình dạng của Transistor

2.1 -  Ký hiệu & hình dáng Transistor .


Ký hiệu của Transistor



Transistor công xuất nhỏ           Transistor công xuất lớn


2.2 -  Ký  hiệu ( trên thân Transistor )
*
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước sản
xuất nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật bản, Mỹ và Trung
quốc.

2.3 -  Cách xác định chân E, B, C của Transistor.


Transistor  công xuất nhỏ.





Transistor công xuất lớn thường
có thứ tự chân như trên.

* Đo xác định chân B và C

Với Transistor công xuất nhỏ thì thông thường chân E ở
3- Phương pháp kiểm tra Transistor

Transistor
khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do nhiệt
độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân
Transistor, để kiểm tra Transistor bạn hãy nhớ cấu tạo của chúng.


Cấu tạo của Transistor


* Các hình ảnh minh hoạ khi đo kiểm tra Transistor.


Phép đo cho biết Transistor còn tốt .


Bước 1 : Chuẩn bị .

Bước 2 : Đo thuận giữa B và E kim lên = 0 Ω

Bước 3: Đo ngược giữa B và E kim lên = 0 Ω

Bước 1 : Chuẩn bị .

Bước 2 và 3 : Đo cả hai chiều giữa B và E kim không lên.

Bước 1 : Chuẩn bị .

Bước 2 và 4 : Đo cả hai chiều giữa C và E kim lên = 0 Ω

4 - Các thông số kỹ thuật của Transistor

4.1 - Các thông số kỹ thuật của Transistor
4.2 -  Một số Transistor đặc biệt .

* Transistor số ( Digital Transistor ) : Transistor số có cấu tạo như Transistor thường nhưng chân B được đấu thêm một điện trở vài chục KΩ
Transistor số thường được sử dụng trong các mạch công tắc , mạch logic, mạch điều khiển , khi hoạt

động người ta có thể đưa trực tiếp áp lệnh 5V vào chân B để điều khiển
đèn ngắt mở.

* Ký hiệu : Transistor

Digital  thường có các ký hiệu là DTA...( dền thuận ),DTC...( đèn ngược ) ,  KRC...( đèn ngược )  KRA...( đèn thuận),  RN12...( đèn ngược ), RN22...(đèn thuận ), UN...., KSR.... Thí dụ : DTA132 , DTC 124 vv...

* Transistor công xuất dòng ( công xuất ngang )

Transistor công xuất lớn

thường được gọi là sò. Sò dòng, Sò nguồn vv..các sò này được thiết kế để điều khiển bộ cao áp hoặc biến áp nguồn xung hoạt động ,  Chúng thường  có điện áp  hoạt động cao và cho dòng chịu đựng lớn.
Các sò công xuất dòng( Ti vi mầu)  thường có đấu thêm các diode đệm ở trong song song với cực CE.

5 - Phân cực cho Transistor

5.1 - Cấp điện cho Transistor ( Vcc - điện áp cung cấp )

Để sử dụng Transistor trong mạch ta cần phải cấp
cho nó một nguồn điện, tuỳ theo mục đích sử dụng mà nguồn điện được cấp
trực tiếp vào Transistor hay đi qua điện trở, cuộn dây v v... nguồn
điện Vcc cho Transistor được quy ước là nguồn cấp cho cực CE.


Cấp nguồn Vcc cho Transistor ngược và thuận

Ta thấy rằng : Nếu Transistor là ngược NPN thì Vcc phải là nguồn dương (+), nếu Transistor là thuận PNP thì Vcc là nguồn âm (-)

5.2 - Định thiên ( phân cực ) cho Transistor .

* Định thiên : là cấp

một nguồn điện vào chân B ( qua trở định thiên) để đặt Transistor vào trạng thái sẵn sàng hoạt động,  sẵn sàng khuyếch đại các tín hiệu cho dù rất nhỏ.

* Tại sao phải định thiên cho Transistor nó mới sẵn sàng hoạt động ? :  Để hiếu được điều này ta hãy xét  hai sơ đồ trên :

=> Kết luận : Định thiên ( hay phân cực)  nghĩa là tạo một dòng điện IBE ban đầu, một sụt áp trên Rg ban đầu để khi có một nguồn tín hiệu yếu đi vào cực B , dòng IBE sẽ tăng hoặc giảm => dòng ICE cũng tăng hoặc giảm => dẫn đến sụt áp trên Rg cũng tăng hoặc giảm => và sụt áp này chính là tín hiệu ta cần lấy ra .

5.3 -  Một số mach định thiên khác .

 * Mạch định thiên dùng hai nguồn điện khác nhau .


Mạch định thiên dùng hai nguồn điện khác nhau

* Mach định thiên có điện trở phân áp
Để có thể khuếch đại được nhiều nguồn tín hiệu mạnh yếu khác nhau, thì mạch định thiên thường sử dụng thêm điện trở phân áp Rpa đấu từ B xuống Mass.


Mạch định thiên có điện trở phân áp  Rpa


* Mạch định thiên có hồi tiếp .
Là mạch có điện trở định thiên đấu từ đầu ra (cực C ) đến đầu vào ( cực B) mạch này có tác dụng tăng độ ổn định cho mạch khuyếch đại khi hoạt động.

Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn

đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON

  HotLine: 0972 800 931 Ms Duyên

 

Last Updated ( Monday, 12 October 2015 10:57 )