Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Cơ hội lớn cho công nghiệp vi mạch điện tử

E-mail Print PDF

TP Hồ Chí Minh xác định phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và cảm biến là một trong những lĩnh vực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Khi triển khai thực hiện Đề án xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh, công nghệ vi mạch bán dẫn và cảm biến đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành hạ tầng để vận hành các ứng dụng...

Tiến sĩ Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SHTP) cho biết: “Thế giới đang diễn ra một cuộc đua mạnh mẽ trên lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn và cảm biến. Dù còn non trẻ, nhưng TP Hồ Chí Minh có tiềm năng phát triển rất lớn công nghiệp vi mạch bán dẫn và cảm biến”.

Ông Trần Quốc Hồng, Giám đốc Công ty TMA, Công viên phần mềm Quang Trung, nói: “Đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì các sản phẩm công nghệ vi mạch bán dẫn và cảm biến giữ vai trò rất quan trọng. TMA hợp tác kinh doanh với 25 quốc gia trên thế giới về các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, trong đó có cung cấp các sản phẩm vi mạch bán dẫn và cảm biến”.

Ông Nguyễn Minh Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sài Gòn Silicon, người có 30 năm hoạt động trong lĩnh vực hệ thống vi cơ điện tử - cảm biến nhìn nhận, sản phẩm cảm biến đang ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp, lĩnh vực, sản phẩm công nghệ khác nhau… Việt Nam là một thị trường rất lớn và nhiều tiềm năng để rót vốn đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ vi mạch bán dẫn. Tuy nhiên, cần giải quyết các yếu tố: Sản phẩm phải có chi phí thấp, giá thành hợp lý; phát triển nguồn nhân lực và cơ chế đầu tư thông thoáng...

Nhiều chuyên gia cũng nhận định: Nước ta đang đứng trước cơ hội để phát triển mạnh công nghiệp vi mạch bán dẫn và cảm biến. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam, nhất là TP Hồ Chí Minh, đã có những thành công đáng ghi nhận trong việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm công nghệ cảm biến bán dẫn có nhu cầu rất lớn của thị trường trong nước và thế giới. Cụ thể, SHTP, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Công viên phần mềm Quang Trung và một số doanh nghiệp (DN) vi mạch đã làm chủ các công đoạn chế tạo chip và đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm vi mạch bán dẫn.

 

Từ tháng 7-2017, TP Hồ Chí Minh đã phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030”. Theo đó, mục tiêu đề ra là phát triển công nghiệp vi mạch điện tử trở thành một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, làm nền cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng đô thị thông minh, góp phần triển khai thành công các chương trình đột phá của thành phố nhằm giải quyết cơ bản ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường và hạ tầng các lĩnh vực trọng tâm. Từ đó củng cố vị thế của thành phố là mũi nhọn phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật của cả nước.

PGS, TS Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết, chương trình phát triển vi mạch của thành phố xây dựng nền tảng cơ bản cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn theo hướng: Lấy dịch vụ, công nghệ thiết kế làm trọng tâm, bao gồm các khâu đào tạo, thiết kế và gia công thiết kế, chế tạo thử nghiệm; thu hút nguồn nhân lực cao cấp trong và ngoài nước; phát triển thị trường vi mạch điện tử, nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch. Qua đó, từng bước tiếp cận làm chủ công nghệ mới và tiên tiến trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và cảm biến.

Thực hiện chương trình phát triển công nghiệp vi mạch, 5 năm qua, thành phố đã cấp kinh phí cho 18 đề tài, dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm với kinh phí hơn 68 tỷ đồng. Chip vi xử lý 8 bit RISC thương mại có tên “SG-8V1” là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức đưa ra thị trường có khả năng cạnh tranh cả về giá lẫn tính năng. Đồng thời, đào tạo gần 500 chuyên viên trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn, đáp ứng một phần nhu cầu về nhân lực của các công ty trong nước.

Tiến sĩ Lê Hoài Quốc chia sẻ, để phát triển hệ sinh thái từ nghiên cứu đến đào tạo, ươm tạo, thương mại hóa sản phẩm công nghệ vi mạch, SHTP đã dành một không gian khoa học rộng 93 ha, các DN hoạt động trong khu này nhận được rất nhiều ưu đãi như: miễn thuế bốn năm đầu, ưu đãi về giá thuê đất, được hỗ trợ các chương trình kích cầu phát triển những sản phẩm mới...

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến, từ năm 2012, thành phố đã chủ động nghiên cứu và triển khai “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch” dựa vào bốn thế mạnh: Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đang được đào tạo, làm việc và các chuyên gia hàng đầu từ các nước trên thế giới đến thành phố làm việc, sinh sống; tính chủ động, tiên phong đột phá trong tư duy phát triển và ứng dụng công nghệ vi mạch của các DN trên địa bàn; thành phố là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch” và đang xem xét để nâng cấp thành Chương trình quốc gia trong thời gian tới; đồng thời là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là trung tâm giáo dục - khoa học - y tế và công nghệ cao của cả nước. Do đó, hứa hẹn thành phố sẽ trở thành thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng cho phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và cảm biến..

Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng      -     Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng

Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc

    Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn

Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng

Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON  

 

Hotline: 0972.800.931 - 0938.838.404 (Mr Long)

 

Last Updated ( Tuesday, 04 September 2018 20:24 )  

Related Articles

Chat Zalo