
Việt Nam lần đầu ghép phổi thành công từ người hiến chết não, giáo sư vật lý Stephen Hawking qua đời, taxi bay của Google cất cánh, nhiên liệu được tái chế từ dầu ăn, bút chẩn đoán ung thư trong 10 giây, là những tiêu điểm KHCN đáng chú ý tuần qua.
1. Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76
Nhà khoa học vĩ đại Stephen Hawking, tên đầy đủ là Stephen William Hawking, đã qua đời ngày 14.3 ở tuổi 76. Dù có bộ não sắc bén phi thường, nhà khoa học thiên tài này mắc chứng ALS (bệnh thoái hóa thần kinh vận động) từ năm 21 tuổi.
Căn bệnh này buộc ông phải giao tiếp thông qua thiết bị hỗ trợ giọng nói và ngồi trên xe lăn. Nhưng nghị lực phi thường đã giúp ông vượt qua bệnh tật để trở thành nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới. Nhờ những công trình vĩ đại của ông, nhân loại đã tìm thấy chìa khóa cho nhiều bí ẩn của vũ trụ bao la và tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo.
2. Taxi bay Cora của nhà sáng lập Google cất cánh tại New Zealand
Chiếc taxi bay Cora của Kitty Hawk đã cất cánh tại New Zealand tuần qua đánh dấu bước phát triển cho ngành hàng không cá nhân. Cora là một trong 2 dự án về xe bay của Larry Page giám đốc điều hành của tập đoàn Alphabet.
Taxi bay Cora mang đến luồng gió mới cho ngành hàng không cá nhân. Ảnh: Engadget.
Được trang bị phần mềm tự bay với 12 quạt, Cora có thể cất và hạ cánh thẳng như trực thăng và không cần đường băng. Hệ thống của Cora có 3 máy tính độc lập, điều khiển quá trình bay và điều hướng ngay khi chiếc taxi này rơi xuống. Trong trường hợp xấu nhất, nó cũng được trang bị dù để hạ cánh an toàn.
Khi ở trên không, Cora có tốc độ khoảng 177 km/h, độ cao hoạt động từ 152 đến 914 m so với mặt đất. Cora có thể bay trong phạm vi 100 km với sức chứa 2 hành khách mỗi lần cất cánh.
3. Phát hiện hàng loạt hạt nhựa siêu nhỏ trong các thương hiệu nước đóng chai phổ biến
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 250 chai nước của các thương hiệu phổ biến tại chín quốc gia gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Kenya, Liban, Mexico, Thái Lan và Mỹ. Các hãng này bao gồm Aqua, Aquafina, Dasani, Evian, Nestle Pure Life và San Pellegrino.
Một sợi nhựa siêu nhỏ trong nước đóng chai. Ảnh: Theguardian.
Kết quả cho thấy hơn 93% mẫu nước đều chứa các hạt phân tử nhựa như polypropylene, nylon, hay nhựa PET. Nghiên cứu còn phát hiện 65% trong số hạt nhựa li ti này ở dạng mảnh nhỏ, chứ không phải là các sợi nhựa.
Mặc dù chưa có nghiên cứu sâu về ảnh hưởng đến sức khỏe của các hạt nhựa này nhưng không loại trừ các khả năng xấu.
4. Nhiên liệu từ dầu ăn đang được thử nghiệm ở taxi nổi tại Venice
Từ dầu ăn đã qua sử dụng của các hộ gia đình, tại nhà máy tinh chế nhiên liệu sinh học của Eni , chúng được tái chế ở mức khoảng 15% để sản xuất thành một loại nhiên liệu sinh học gọi là dầu “Eni Diesel+”.
Bước đầu, từ 4 – 10/2018, chính quyền thành phố sẽ cho dùng thử nghiệm loại nhiên liệu này và tiếp đó mới ký một thỏa thuận với Công ty dầu khí quốc doanh Eni, doanh nghiệp vận tải Avm và Công ty dịch vụ công cộng Veritas, nơi sản xuất nhiên liệu nói trên.
Nhà chức trách sẽ giám sát mức khí thải trong suốt quá trình thử nghiệm để đi đến quyết định liệu có tiếp tục dùng loại nhiên liệu này về lâu dài hay không.
5. Collagen trong vảy cá có tác dụng chữa lành vết thương
Nghiên cứu trên được công bố của các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) và Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Theo đó, collagen có nguồn gốc từ vảy cá có chứa thể chuyển hóa về mặt hóa học để hòa tan trong nước và được sử dụng cho nhiều ứng dụng vi sinh. Bên cạnh đó, collagen đã chuyển hóa cũng có thể kết hợp với thuốc để sản xuất ra các loại băng vết thương có khả năng chữa bệnh cao hơn.
Nghiên cứu được tiến hành trên vảy của những loại cá thường được dùng để nấu ăn như cá vược, cá ngừ và cá rô phi.
6. Bút chẩn đoán ung thư trong 10 giây
Chiếc bút được thiết kế để các chuyên gia sử dụng khi phẫu thuật. Các bác sĩ lấy mẫu mô từ bênh nhận rồi cho tiếp xúc với thiết bị hình cây bút này. Thiết bị này hấp thụ các phân tử rồi gửi đến máy tính để phân tích các dấu hiệu ung thư. Kết quả sẽ được trả lại trong vài giây. Nhớ đó, bác sĩ sẽ xác định được các mô cần loại bỏ hỗ trợ quá trình điều trị ung thư.
7. Cửa sổ tự đổi màu giúp tiết kiệm năng lượng
Các nhà khoa học Canada đã phủ cồn có chứa các ion kim loại lên mặt kính của các cửa sổ, sau đó sử dụng tia cực tím để tạo một lớp màng bao phủ toàn bộ lớp kính cửa sổ. Lớp màng này hoàn toàn trong suốt, nhưng sau khi được truyền điện, nó đã chuyển thành màu xanh.
Ảnh minh họa. Nguồn: Flickr.
Những cửa số thông thường thường làm mất đi 1/3 nguồn năng lượng Mặt Trời được sử dụng để sưởi ấm, thông gió và phục vụ cho những tòa nhà được lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ, tuy nhiên các cửa sổ thông minh có thể giúp tiết kiệm nguồn năng lượng này tới mức 20%.
8. Ô tô điện đầu tiên được in 3D hoàn chỉnh
Phát triển bởi công ty XEV (Italia), chiếc ô tô điện đầu tiên được sản xuất bằng công nghệ 3D có tên là LSEV. Việc áp dụng công nghệ in 3D cho phép giảm số lượng các bộ phận cấu thành xe từ hơn 2.000 xuống chỉ còn 57 bộ phận, qua đó giúp tiết kiệm 2/3 thời gian sản xuất so với quy trình sản xuất xe ôtô truyền thống.
Mỗi chiếc khi hoàn thiện có trọng lượng chỉ 430 kg. Thiết kế nhỏ gọn cho phép xe di chuyển và dừng đỗ dễ dàng hơn trên những tuyến đường chật hẹp.
9. Ngôi nhà 60 mét vuông in 3D giá 4.000 USD ở Mỹ
1,2 tỷ người trên thế giới cũng đang sống mà không có một mái nhà thực sự. ICON - Một startup tại Austin (Mỹ) đã phát triển phương pháp in 3D ngôi nhà một tầng diện tích khoảng 60 m2 bằng chất liệu xi măng chỉ trong 12 đến 24 tiếng.
Ngôi nhà mẫu sử dụng công nghệ in 3D của ICON có giá 10.000 USD nhưng hãng cam kết sẽ giảm giá xuống 4.000 USD trong tương lai gần. Ảnh: The Verge.
Sử dụng máy in Vulcan, ICON có thể in ra cả một ngôi nhà với giá 10.000 USD và dự định giảm giá xuống còn 4.000 USD, rẻ hơn nhiều so với các ngôi nhà truyền thống tại Mỹ. Nếu mọi chuyện đi đúng kế hoạch, một khu dân cư gồm 100 ngôi nhà sẽ được kiến thiết tại El Salvador vào năm sau.
10. Việt Nam lần đầu tiên ghép phổi từ người cho chết não
Một nam giới 54 tuổi ở Nam Định đã được nhận 2 lá phổi từ người cho chết não tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công ghép phổi từ người cho chết não.
Sức khoẻ bệnh nhân ghép phổi ổn định sau ca ghép. Ảnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cung cấp.
Ca ghép được thực hiện trong suốt 10 tiếng (từ 10 đến 18 giờ) ngày 26-2 vừa qua. Ngoài 3 chuyên gia nước ngoài đến từ Pháp và Bỉ, ca phẫu thuật ghép phổi có sự tham gia của hơn 60 thành viên là các giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của Bệnh viện 108.
Đến thời điểm này, bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, ăn cháo, huyết động ổn định, chức năng hô hấp tốt. Ngoài 2 lá phổi ghép cho bệnh nhân trên, tạng từ người cho chết não này cũng được ghép thành công cho 6 bệnh nhân khác.
Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng - Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng
Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc
Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn